TOP 5+ Bài phát biểu trong lễ thành hôn hay, ý nghĩa - ngắn gọn
Đám cưới là dịp trọng đại của cả đời người, nó đánh dấu cột mốc quan trọng đối với cô dâu và chú rể. Do đó, nếu trong ngày cưới có một bài phát biểu hay, ấn tượng và ý nghĩa thì sẽ để lại nhiều cung bậc cảm xúc. Trong bài viết dưới đây, Trang Kim Luxury xin giới thiệu đến bạn các bài phát biểu trong lễ thành hôn hay nhất hiện nay.
1. Phát biểu trong lễ thành hôn quan trọng như thế nào?
Đám cưới không chỉ là dịp hoan hỷ của hai bên gia đình họ hàng mà còn là nghi lễ quan trọng chứng minh cho tình yêu son sắc lứa đôi. Ai cũng mong đám cưới được tổ chức ổn thỏa và chu toàn.
Để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ và hoàn hảo thì không chỉ công đoạn chuẩn bị trang hoàng cho hôn lễ mà còn là những lời phát biểu được sử dụng trong lễ cưới. Sự chuẩn bị tươm tất cho bài diễn văn là sự sẵn sàng và chu đáo nhất cho một hôn lễ thành công.
Từ xưa đến nay, bài phát biểu trong lễ thành hôn của nhà gái hay nhà trai đều đóng vai trò quan trọng. Và tất nhiên, nếu bỏ qua phần này thì đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua một phần ý nghĩa quan trọng trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam.
Mặc dù chỉ chiếm 15-30 phút trong lễ cưới nhưng bài phát biểu có vai trò vô cùng quan trọng. Bài phát biểu hay thể hiện sự tôn trọng của hai bên gia đình dành cho nhau, cũng như là lời đồng ý tác thành cho đôi lứa chính thức lên duyên vợ chồng.
Ngoài ra, ý nghĩa quan trọng của bài phát biểu trước bàn thờ gia tiên như một lời xin phép, báo cáo, cầu mong ông bà phù hộ cho cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Bài phát biểu trong lễ thành hôn còn là lời cảm ơn chân thành với họ hàng hai bên, khách quý cũng như những người giúp đỡ tạo nên hôn lễ trang trọng này. Đây cũng là lời dặn dò cô dâu chú rể biết quý trọng và yêu thương nhau, trọn vẹn lễ nghĩa với hai bên gia đình.
2. Nên mời ai đại diện phát biểu trong lễ thành hôn
Tại hôn trường, nhà trai sẽ phát biểu trước. Kế tiếp là họ nhà gái sẽ phát biểu cùng sự đối ứng trong lời văn với sự trang trọng. Đặc biệt, bài phát biểu phải thể hiện sự đồng ý, chấp thuận cho cuộc hôn nhân này.
Người đại diện đọc bài phát biểu trong lễ thành hôn ở phía nhà trai hay nhà gái cần là người có sự uy tín. Người này không nhất thiết phải là bố mẹ của cô dâu hay chú rể mà có thể là đại diện trong dòng họ như ông, chú, bác, hoặc người có vai vế. Đồng thời, người này cũng cần có tài ăn nói với sự lưu loát, linh hoạt để đối đáp trong mọi trường hợp.
Lời phát biểu của hai bên gia đình tại hôn lễ là một yếu tố quan trọng của sự thành công cho nghi lễ của ngày hôm đó. Bài phát biểu này thường do các trưởng bối trong gia đình đảm nhận phụ trách. Hoặc cũng có thể là những người có uy quyền trong gia đình và có tài ăn nói.
3. Gợi ý bài phát biểu trong lễ thành hôn nhà trai
Tất nhiên, hai bên gia đình cũng không cần quá lo lắng. Có rất nhiều mẫu bài phát biểu được soạn sẵn, cả hai bên gia đình chỉ cần chọn cho mình một mẫu ưng ý nhất. Cùng với đó là một đại diện phát biểu tự tin đứng trên sân khấu sẽ giúp hôn lễ hôm đó thành công tốt đẹp. Sau đây là nội dung của bài mẫu phát biểu gợi ý cho họ nhà trai:
“Kính thưa cụ ông, cụ bà, các anh em nội ngoại hai bên gia đình cùng bạn bè thân thiết của hai cháu. Đầu tiên tôi xin đại diện họ nhà trai kính chúc sức khỏe các cụ ông, cụ bà, anh chị em hai bên gia đình, bạn bè thân thiết của hai cháu có mặt tại đây để chúc mừng hạnh phúc cho hai cháu chúng tôi là….
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là… là… của cháu… Được sự chấp thuận của hai bên gia đình, hôm nay tôi xin phép thay mặt họ nhà trai xin có cơi trầu kính dâng gia tiên nhà gái và xin phép được đón cháu… về làm dâu trong nhà và về làm cháu trong họ… chúng tôi.
Đồng thời, gia đình tôi cũng xin phép gia đình ông… và bà… cho cháu… được làm con cháu trong gia đình ông bà. Kính mong ông bà nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chúng tôi.
Kính thưa các cụ, anh em nội ngoại và bạn bè hai cháu. Giờ tốt đã điểm, tôi xin đại diện cho đoàn đại biểu họ nhà trai trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của họ nhà gái. Mong rằng tình cảm hai gia đình dành cho nhau sẽ ngày càng gắn bó thắm thiết hơn
Sau đây tôi xin phép mọi người được đưa cháu… về gia đình ông… và bà… để tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu. Kính mời các cụ ông cụ bà, bạn bè hai cháu về tham gia tổ chức với họ nhà trai chúng tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!”
4. Khám phá bài phát biểu trong lễ thành hôn nhà gái hay
Nhà trai đã có bài phát biểu hay như vậy để ngỏ lời với nhà gái. Vậy tại sao nhà gái lại không thể đối đáp lại bài phát biểu trong lễ thành hôn đúng không nào? Sau đây là ví dụ để gia đình nhà gái tham khảo:
“Kính thưa các cụ ông cụ bà, anh em nội ngoại hai bên gia đình cùng bạn bè thân thiết của hai cháu. Thay mặt họ nhà gái, tôi xin kính chúc sức khỏe của đại gia đình mình và xin cảm ơn mọi người đã có mặt tại đây để chúc mừng hạnh phúc của hai cháu.
Kính thưa quan viên hai họ, trải qua quá trình tìm hiểu của hai cháu… và được sự nhất trí vun vén hạnh phúc của bố mẹ hai bên gia đình đồng ý cho các cháu được xây dựng hạnh phúc trăm năm, được sự nhất trí của chính quyền địa phương cho hai cháu đăng ký kết hôn.
Hôm nay là ngày lành tháng tốt, họ nhà trai có cơi trầu để kính dâng gia tiên ông bà nhà gái và xin phép đón cháu… về làm dâu ông bà… và là con cháu họ nhà trai. Đồng thời xin cho cháu… làm con rể của ông bà… và làm con cháu của dòng họ chúng tôi.
Tôi xin thay mặt gia đình nhà gái nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai và chính thức nhận cháu… làm con rể ông bà… và làm con cháu của dòng họ chúng tôi đồng thời cho phép nhà trai đón cháu… về họ nhà trai để tổ chức lễ thành hôn cho 2 cháu.
Một lần nữa, tôi xin kính chúc sức khỏe của ông bà và gia đình hai bên cùng các bạn thanh niên nam nữ có mặt tại đây. Chúc cho tình thông gia của 2 bên gia đình chúng ta ngày càng bền chặt. Chúc cháu… và cháu… trăm năm hạnh phúc. Xin trân trọng cảm ơn!”
5. Lưu ý để có bài phát biểu trong lễ thành hôn đáng nhớ
Bên cạnh việc tham khảo bài mẫu phát biểu ở trên thì người phát biểu cũng cần ghi nhớ một số lưu ý mà chúng tôi liệt kê dưới đây để có một bài phát biểu trong lễ thành hôn thật ấn tượng và thành công nhé!
5.1. Nên bàn bạc nội dung bài phát biểu với hai bên gia đình
Thông thường, người phát biểu không phải là bố mẹ của cô dâu hoặc chú rể. DO vậy, trước khi đặt bút viết lời phát biểu, người đại diện cần bàn bạc và thống nhất với hai bên gia đình về ý tưởng, cách truyền đạt để có một bài phát biểu lễ rước dâu hay, ý nghĩa, tránh ý kiến chủ quan của người đại diện.
5.2. Chuẩn bị kỹ nội dung và luyện tập trước
Sau khi bàn bạc với hai bên gia đình xong, người đại diện phát biểu cần có sự chuẩn bị trước về nội dung trước ngày tổ chức khoảng 2 tuần. Khi chuẩn bị nội dung phát biểu, đại diện 2 bên gia đình cần lập dàn ý các phần định nói, sau đó bổ sung câu cú và chỉnh sửa lại sao cho phù hợp nhất.
Việc chuẩn bị trước dàn ý giúp bạn không mắc phải sai sót trong lúc phát biểu và giúp chúng ta tự tin hơn khi đứng trên sân khấu.
Ngoài ra, người đại diện cũng nên tập duyệt trước ít nhất 2 lần để tránh bỡ ngỡ hoặc quên lời khi đứng trước nhiều người. Hãy nhớ rằng, dù diễn tập hay là phát biểu trên sân khấu thì bạn cần phải giữ được sự tự tin, bình tĩnh và thoải mái để có thể truyền tải hết cảm xúc của bài phát biểu đến người nghe một cách tốt nhất.
5.3. Học kinh nghiệm từ những người đi trước
Trong số anh em thân thiết, bạn bè và dòng họ thì chắc hẳn sẽ có người có tài ăn nói hoặc đã từng có kinh nghiệm phát biểu trước hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người trong lễ cưới.
Bạn hoàn toàn có thể xin kinh nghiệm của họ về cách phát biểu, phong thái và những lưu ý khi phát biểu để bài phát biểu của mình trở nên hấp dẫn và hoàn hảo hơn.
5.4. Bài phát biểu nên ngắn gọn, đủ ý, ngôn từ phù hợp
Khi chuẩn bị bài phát biểu cho lễ thành hôn, người đại diện nên chú ý tới độ dài của bài phát biểu. Bài phát biểu không nên quá ngắn và cũng không được quá dài. Độ dài lý tưởng nhất al từ 7-10 câu, tức là tầm 3-5 phút. Đủ để truyền tải những điều hai bên gia đình muốn gửi gắm mà không gây nhàm chán cho tất cả khách mời.
Bài phát biểu nên tập trung vào những ý chính mang tính chất lễ nghi bắt buộc, còn những mục không quan trọng có thể dựa vào thời gian để tính toán có nên phát biểu hay không. Bạn cũng nên chú ý tới biểu hiện của người nghe, tránh dài dòng gây khó chịu, mệt mỏi.
Đặc biệt, việc lựa chọn ngôn từ khéo léo cùng không khí bữa tiệc cũng cần được đặt lên hàng đầu. Đối tượng tham gia tiệc cưới vô cùng đa dạng lứa tuổi, bao gồm người thân, họ hàng, bạn bè đồng nghiệp của gia đình cô dâu và chú rể. Do đó, ngôn từ được sử dụng không nên quá trang nghiêm nhưng cũng không được quá suồng sã.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bài phát biểu trong lễ thành hôn mà Trang Kim Luxury muốn gửi tới quan viên hai họ với mục đích tham khảo. Hy vọng các bậc phụ huynh của hai bên gia đình sẽ chuẩn bị cho mình những bài phát biểu hay nhất để hôn lễ của các cháu thật thành công và ý nghĩa.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm