[Bật Mí] Cách Đeo Nhẫn Cưới Đúng Chuẩn Cho Các Cặp Vợ Chồng 2023
Nhẫn cưới là tín vật tình yêu đi cùng với cặp đôi cả đời. Do đó, việc đeo nhẫn cưới đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo dõi bài viết dưới đây để được Trang Kim Luxury bật mí cách đeo nhẫn cưới đúng cùng những đại kỵ cần tránh khi đeo nhẫn cưới!
1. Vì sao cần đeo nhẫn cưới đúng cách?
Nhẫn cưới là tín vật tình yêu, là một món quà quý báu, quan trọng luôn có mặt trong đám cưới. Và nhẫn cưới cũng trở thành một vật chứng minh cho tình yêu của hai người. Ý nghĩa của đeo nhẫn cưới là thể hiện tình yêu giữa 2 người, mong muốn sống bên nhau trọn đời trọn kiếp.
Cũng tương tự như chiếc nhẫn cưới, việc đeo nhẫn cưới đúng cách cũng mang ý nghĩa sâu xa.
Thông thường, nhẫn cưới sẽ được 2 vợ chồng đeo cho nhau ở ngón áp út. Ngón áp út của bàn tay trái lại có một mạch máu chạy thẳng vào tim. Chính vì vậy, việc đeo nhẫn cưới đúng cách tượng trưng cho một tình yêu duy nhất và chân thành đến từ tận trái tim. Ngón áp út là cầu nối để gửi gắm tình yêu, nó có thể kết nối những trái tim đang cùng chung nhịp đập.
Việc đeo nhẫn cưới đúng cách như một vật gắn kết, thể hiện được tình yêu của 2 người. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì 2 trái tim vẫn hướng về nhau, luôn cùng chung một nhịp đập.
2. Cách đeo nhẫn cưới đúng chuẩn cho các cặp vợ chồng
Thông thường, các cặp vợ chồng sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón áp út. Bởi vì ngón áp út tượng trưng cho chiếc cầu nối gắn kết tình yêu của đôi bạn trẻ.
Tuy nhiên, cách đeo nhẫn cưới đúng chuẩn không chỉ nằm ở việc đeo nhẫn ở ngón áp út. Việc đeo nhẫn cưới chuẩn cũng cần lưu ý về giới tính. Xuất phát từ phong tục truyền thống của người Việt, ''nam tả, nữ hữu”. Tức là đàn ông sẽ đeo nhẫn ở tay trái còn phụ nữ thì đeo nhẫn ở tay phải.
Cụ thể, cách đeo nhẫn cưới chuẩn theo phong tục truyền thống của người Việt như sau:
- Đối với nam (chú rể): Nên đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón áp út tay trái.
- Đối với nữ (cô dâu): Nên đeo nhẫn cưới ở vị trí ngón áp út ở vị trí tay phải. Ngoài ra, cô dâu thường sẽ có thêm 1 chiếc nhẫn nữa là nhẫn đính hôn. Khi đeo lễ cưới, cô dâu có thể đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa.
2.1. Chú rể nên đeo nhẫn cưới cho cô dâu thế nào?
Trong lễ thành hôn, chú rể là người đeo nhẫn cưới cho cô dâu trước. Cô dâu nhẹ nhàng đưa bàn tay của mình ra, sau đó một tay chú rể đỡ tay cô dâu một cách nâng niu và tay còn lại đeo nhẫn cưới vào ngón áp út trên bàn tay vợ mình. Lưu ý khi đeo nhẫn cưới cho cô dâu, chú rể nên đeo nhẫn ở ngón áp út tay phải.
2.2. Cô dâu nên đeo nhẫn cưới cho chú rể thế nào?
Sau khi chú rể trao nhẫn cưới cho cô dâu xong, cô dâu cũng trao nhẫn cưới lại cho người bạn đời của mình tương tự. Một tay cô dâu cũng đưa ra nâng niu bàn tay của chú rể, tay còn lại lấy nhẫn đeo vào ngón áp út bên phía tay trái.
3. Một số câu hỏi về đeo nhẫn cưới
Nhẫn cưới là một kỷ vật của tình yêu cũng như mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Chính vì vậy, có rất nhiều thắc mắc xung quanh chủ đề đeo nhẫn cưới được các cặp đôi đặt ra. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến cũng như lời giải đáp mà Trang Kim Luxury muốn chia sẻ tới bạn đọc:
3.1. Ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới trong hôn nhân
Nhẫn là món đồ trang sức quan trọng không thể thiếu được các cặp đôi trao tặng cho nhau khi kết hôn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa sâu xa của việc đeo nhẫn cưới trong hôn nhân.
Nhẫn cưới là biểu trưng cho lời hứa trọn đời trọn kiếp gắn bó, chung thủy bên nhau mãi không rời. Việc đeo nhẫn cưới cũng xem như sự nghiêm túc trong việc kết hôn và mang tính bước ngoặt của đôi bên. Bởi khi trao nhau chiếc nhẫn cưới cũng chính là lúc hai người chính thức trở thành vợ chồng, có một gia đình nhỏ.
Khi đeo chiếc nhẫn cưới trên tay, mỗi cá nhân sẽ cảm thấy bản thân có trách nhiệm hơn trong việc xây dựng tổ ấm của hai người. Dù vui, buồn, sướng hay khổ thì hai người vẫn nguyện ở bên nhau trọn đời để cùng trải qua những khoảnh khắc ấy.
3.2. Thời điểm nào đeo nhẫn cưới?
Tùy theo từng địa phương mà sẽ có quy trình cũng như thời điểm trao nhẫn cưới khác nhau. Tuy nhiên thông thường, nhẫn cưới sẽ được trao tại nhà gái. Khi đôi uyên ương làm lễ trước bàn thờ gia tiên thì sau đó cả hai sẽ trao nhau nhẫn cưới. Cũng có những vùng miền, nhẫn cưới sẽ được trao tại lễ thành hôn được tổ chức ở nhà trai.
3.3. Có thể đeo nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn cùng lúc không?
Cô dâu hoàn toàn có thể vừa đeo nhẫn cưới vừa đeo nhẫn cầu hôn cùng một lúc. Điều này càng thể hiện tình yêu chung thủy, gắn bó mà bạn muốn dành cho người bạn đời của mình.
Tuy nhiên, không nên đeo cả nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn cùng một vị trí vì sẽ gây khó khăn khi sinh hoạt, làm việc. Nên đeo nhẫn cưới ở ngón áp út và nhẫn cầu hôn được đeo ở ngón giữa.
3.4. Ý nghĩa những ngón tay khác khi đeo nhẫn cưới
Mỗi ngón tay đeo nhẫn sẽ chứa đựng những ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là ý nghĩa của các ngón tay khác khi đeo nhẫn:
- Ngón tay cái: Là ngón tay dành cho cha mẹ, nếu đeo nhẫn ở ngón tay này thể hiện mong ước cha mẹ sẽ sống lâu.
- Ngón tay trỏ: Là ngón tay thể hiện tình cảm dành cho anh em. Đặc biệt, khi thấy nhẫn được đeo ở ngón tay này, bạn có thể hiểu người đó đang cô đơn.
- Ngón tay giữa: Tượng trưng cho chính bản thân, nếu nhẫn được đeo ở ngón tay này thể hiện sự quan tâm tới bản thân.
- Ngón tay út: Là thông điệp cho sự khiêm tốn và tượng trưng cho một tình bạn vĩnh hằng.
3.5. Một số kiểu dáng nhẫn cưới phổ biến hiện nay
Đi cùng với sự phát triển của xã hội cùng nhu cầu, gu thẩm mỹ của con người ngày càng tăng cao, ngày càng có nhiều kiểu dáng nhẫn cưới khác nhau được ra đời. Dưới đây là một số kiểu dáng nhẫn phổ biến được nhiều cặp đôi lựa chọn:
- Nhẫn cưới trơn truyền thống: Kiểu dáng nhẫn này không có bất kỳ một họa tiết, hoa văn trang trí nào. Mặc dù đơn giản nhưng thuận tiện khi làm việc, sinh hoạt.
- Mẫu nhẫn trơn có đính 1 viên đá hoặc viên kim cương nhỏ ở chính giữa: Phù hợp với những cặp đôi yêu thích sự đơn giản nhưng vẫn cần có điểm nhấn nổi bật.
- Nhẫn cưới đính nhiều đá: Mẫu nhẫn cưới này gây ấn tượng với vẻ đẹp lung linh, nổi bật.
3.6. Địa chỉ mua nhẫn cưới đẹp & uy tín
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán nhẫn cưới. Tuy nhiên, không phải địa chỉ bán nào cũng có mẫu mã nhẫn cưới đa dạng, nhiều kiểu dáng khác nhau, đạt chuẩn chất lượng.
Với bộ sưu tập trang sức cưới đa dạng, chất lượng trang sức đảm bảo đạt chuẩn, Trang Kim Luxury tự hào là một trong những địa chỉ bán nhẫn cưới đẹp uy tín hàng đầu hiện nay.
Dưới sự tư vấn của đội ngũ nhân viên cùng bộ sưu tập nhẫn cưới đẹp, chắc chắn Trang Kim Luxury sẽ giúp bạn có được một hôn lễ đẹp như câu chuyện cổ tích.
4. Những lưu ý bắt buộc phải nhớ khi đeo nhẫn cưới
Khác với những chiếc nhẫn thông thường, việc đeo nhẫn cưới phải đảm bảo đúng chuẩn để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân sau này. Dưới đây là những điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới khiến hôn nhân dễ tan vỡ mà cặp đôi không nên bỏ lỡ:
4.1. Không đeo nhẫn cưới ở ngón áp út
Theo người châu Âu, bàn tay trái con người có một mạch máu đặc biệt được gọi mà mạch máu tình yêu. Do đó, các cặp đôi thường lựa chọn ngón áp út là nơi đeo nhẫn cưới với mong ước tình yêu luôn bền vững, 2 vợ chồng có thể ở bên nhau trọn đời, luôn thông cảm và thấu hiểu lẫn nhau.
Còn theo quan điểm của người La Mã cổ đại, trên ngón tay áp út có các tĩnh mạch tình yêu chạy từ ngón tay về phía tim. Họ tin rằng việc đeo nhẫn cưới ở ngón này thì tình yêu sẽ luôn giữ trong trái tim.
Ngoài ra, so với những ngón tay còn lại, ngón áp út sẽ yếu hơn. Nhưng khi đeo nhẫn cưới vào, con người cảm thấy có thêm niềm tin và sức mạnh về mặt tinh thần. Tựa như người vợ/người chồng luôn bên cạnh, ủng hộ mọi lúc mọi nơi.
4.2. Đeo nhẫn trước khi lễ cưới diễn ra
Người xưa cho rằng nếu đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ được tổ chức thì gia đình không hạnh phúc, vợ chồng xáo trộn. Chính vì vậy, họ rất kiêng kỵ đeo nhẫn trước khi hôn lễ diễn ra.
Thời điểm đeo nhẫn cưới hợp lý nhất là phải chờ đến khi thắp nhang hành lễ, 2 bên gia đình họ hàng chứng kiến thì mới được đeo nhẫn. Như vậy, hạnh phúc mới trọn vẹn, hôn nhân mới viên mãn.
4.3. Đeo nhẫn cưới có hình thức, thiết kế quá lệch nhau
Trên thực tế, các cặp nhẫn cưới thường có thiết kế, hình dáng, họa tiết tương tự hoặc có nét tương đồng. Bởi vì cặp nhẫn cưới có kiểu dáng tương đồng nhau mang ý nghĩa thể hiện sự đồng lòng giữa hai vợ chồng. Bên cạnh đó, đây cũng là cách đánh dấu để người khác nhìn vào sẽ biết được cặp nam nữ đó là một đôi vợ chồng.
Do đó, khi chọn nhẫn cưới, vợ chồng nên mua theo cặp, tránh mua 1 chiếc kiểu dáng này, chiếc còn lại lại có kiểu dáng khác. Bởi vì điều này tượng trưng cho cuộc sống của 2 vợ chồng dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi.
4.4. Bán hoặc làm mất nhẫn cưới
Người xưa quan niệm rằng, đánh mất nhẫn cưới cũng đồng nghĩa với việc đánh mất cuộc hôn nhân. Nếu biểu tượng gắn kết giữa hai vợ chồng đột nhiên biến mất hoặc bị bán đi thì hạnh phúc của 2 vợ chồng cũng bị ảnh hưởng, gặp nhiều sóng gió.
4.5. Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn
Nhẫn cưới không chỉ là đồ đôi mà còn là minh chứng của cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nhẫn cưới như một sợi chỉ đỏ gắn kết 2 người lại với nhau.
Nếu việc đeo nhẫn chỉ xuất phát từ 1 phía, có nghĩa là vợ chồng đang bị chia cắt, không đồng thuận với nhau. Đây là một trong những điều không tốt đối với cuộc sống hôn nhân, thể hiện sự tan vỡ.
Trên đây là giải đáp chi tiết về cách đeo nhẫn cưới đúng chuẩn. Trang Kim Luxury hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho đôi uyên ương nhiều thông tin bổ ích để từ đó có một tình yêu bền chặt, một hôn nhân viên mãn và hạnh phúc!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm