Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ hỏi truyền thống

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ hỏi truyền thống

Lễ ăn hỏi là nghi lễ khá trang trọng và đặc biệt đối với hai bên gia đình. Buổi lễ diễn ra khi nhà trai mang sính lễ sang nhà gái để xin được phép cưới dâu.
-

Nội dung bài viết

Sau khi tình yêu của cả hai thăng hoa và nồng thắm cũng chính là ngưỡng cửa để đi đến kết hôn. Để có thể kết hôn và thành vợ chồng, cả hai cần phải trải qua các lễ hỏi truyền thống. Đây là một chuyện trọng đại, nên cần phải được tổ chức chỉnh chu theo một trình nhất định để có một lễ hỏi tốt đẹp nhất. Cùng Trang Kim Luxury theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về lễ ăn hỏi trong phong tục Việt Nam.

1. Những điều cần biết về buổi lễ hỏi

Chắc hẳn người Việt Nam ai cũng đều nghe qua lễ hỏi, tuy nhiên một số người vẫn chưa hiểu rõ về những lễ nghi của nó như thế nào, vậy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết như sau:

1.1. Lễ hỏi là gì?

Lễ hỏi được xem là một nghi thức quan trọng trong phong tục hôn nhân người Việt Nam. Cũng giống như tên gọi, buổi lễ này diễn ra khi nhà trai xin phép được hỏi cưới con gái cho họ. Để tỏ rõ thành ý của mình, nhà trai sẽ mang theo sính lễ sang tặng nhà gái.

Các sính lễ này được xem là lễ vật cưới hỏi. Nếu nhà gái đồng ý lời hỏi cưới của nhà trai sẽ nhận sính lễ và hai bên gia đình cùng nhau bàn bạc, tổ chức đám cưới cho cặp đôi.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 1

Lễ hỏi là gì?

1.2. Lễ hỏi khác gì với lễ dạm ngõ và lễ cưới

Lễ dạm ngõ là buổi lễ gặp mặt chính thức giữa hai bên gia đình. Lúc này, nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, sau đó quyết định đi đến hôn nhân.

Bên cạnh đó, lễ hỏi là dịp để hai bên gia đình thông báo hôn sự chính thức với toàn thể gia đình hai bên. Sau lễ hỏi, cặp đôi sẽ được hai bên gia đình coi như là con cái trong nhà vì hôn sự đã được đính ước, chỉ chờ đến ngày lễ cưới chính thức.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 2

Phân biệt lễ hỏi với lễ dạm ngõ, lễ cưới

Ngoài ra, lễ dạm ngõ chỉ đơn thuần là buổi gặp mặt thân thiết để tìm hiểu, tuy nhiên lễ hỏi lại là nghi thức quan trọng có thủ tục các bước rõ ràng. Trong đó bao gồm việc nhà trai mang lễ vật sang nhà gái và chuẩn bị bánh trà tiếp đón, nhà gái nhận lễ, chú rể đón dâu và cùng thắp hương gia tiền, phát biểu cử hành lễ và trả lễ.

Sau khi lễ hỏi diễn ra sẽ đến lễ cưới chính thức, đây là buổi lệ quan trọng nhất trong các lễ nghi, được tổ chức một cách long trọng và hoành tráng. Lễ cưới khác với lễ hỏi là chú rể sẽ mang sính lễ sang nhà cô dâu để rước dâu về nhà chồng và sống chung cùng một nhà.

1.3. Nơi diễn ra lễ hỏi

Được diễn ra khi nhà trai mang lễ vật sang nhà gái để xin được gả con gái, gả cháu cho con trai của họ. Một buổi lễ hỏi trọn vẹn sẽ diễn ra trong buổi sáng hoặc có thể nhanh hơn. Sau buổi lễ hỏi, cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng của nhau, đây cũng là nghi lễ thường diễn ra nhất. 

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 3

Nơi diễn ra lễ hỏi

1.4. Thời điểm tổ chức lễ hỏi

Diễn ra cách lễ thành hôn khoảng một tuần, một tháng. Tuy nhiên, cũng tùy vào việc xem ngày mà lịch trình có thể thay đổi, miễn là lễ hỏi cách không quá 3-4 tháng. Ngày nay lễ hỏi còn được tổ chức trước ngày cưới một ngay, hoặc có thể gộp chung vào một ngày để tiết kiệm thời gian, chi phí, buổi lễ sẽ được tổ chức chính tại nhà của cô dâu.

Lễ hỏi thường diễn ra khoảng 30 phút để đảm bảo hết các lễ nghi như lễ nạp tài. Chính vì thế, nếu tổ chức chung một ngày với lễ cưới thì tất cả các nghi lễ sẽ được diễn ra trong buổi sáng để kịp giờ lành.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 4

Thời điểm tổ chức lễ hỏi

1.5. Thành phần tham dự lễ hỏi

Đây là một nghi thức truyền thống đặc biệt quan trọng nên đều diễn ra rất trang nghiêm, tránh thiếu sót, đổ vỡ hay cãi vã. Thành phần tham dự buổi lễ sẽ gồm chú rể cô dâu, bố mẹ hai bên, họ hàng hai bên, bạn bè của cả hai và đội bê tráp gồm những thành viên chưa vợ, chưa chồng.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 5

Thành phần tham dự lễ hỏi

2. Cần chuẩn bị gì cho một lễ hỏi ''chuẩn'' truyền thống

Để có một đám hỏi chuẩn truyền thống Việt, tổ chức chỉn chu và trang trọng nhất, bạn có thể tham khảo các bước cần chuẩn bị như sau:

2.1. Xem ngày, giờ tổ chức lễ hỏi

Xem ngày giờ tổ chức lễ hỏi có hai trường hợp như sau:

  • Tổ chức lễ hỏi trước lễ cưới một thời gian: Hai bên gia đình nhà trai nhà gái chỉ cần thống nhất được một ngày thuận tiện cho cả hai bên tổ chức đám hỏi là được, không cần kiếm thầy phong thủy xem ngày hợp tuổi với cô dâu chú rể. Bởi đây chỉ là lễ hỏi không phải lễ cưới.

  • Tổ chức cùng ngày với lễ cưới: Trường hợp này thì khi xem ngày để làm đám cưới cũng là ngày tổ chức đám hỏi. 

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 6

Xem ngày, giờ tổ chức lễ hỏi

2.2. Nhà trai cần chuẩn bị gì cho lễ hỏi?

Những thứ nhà trai cần chuẩn bị cho lễ hỏi chủ yếu và các vật sính lễ. Chính vì thế, trước khi đám hỏi diễn ra, nhà trai cần lên danh sách sính lễ mà nhà gái yêu cầu, mua đủ số lượng và chủng loại. 

Đồng thời các sính lễ này cũng được đặt vào các tráp nên cũng cần đến dịch vụ thuê tráp để có thể đựng đủ các sính lễ này. 

Ngoài ra, khi mang sính lễ qua nhà gái, nhà trai cần chuẩn bị một đội bê tráp để trao cho nhà gái. Có thể nhờ người thân, bạn bè, nếu không đủ người có thể chọn phương án thuê dịch vụ bê tráp.

Đồng thời, đội bê tráp cũng cần chuẩn bị trang phục giống nhau. Trường hợp tiết kiệm nhất có thể khoản trang phục cho đội bê tráp, yêu cầu mọi người mặc quần tây đen và áo sơ mi trắng. Đây là bộ trang phục hầu như chàng trai nào cũng có nên tiện lợi cho mọi người. 

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 7

Nhà trai cần chuẩn bị gì cho lễ hỏi?

Nếu nhà trai muốn chọn áo dài cho đội bê tráp thì chắc chắn phải thuê dịch vụ, đồng thời chọn màu sắc và kiểu dáng sao cho phù hợp. Tùy vào phong tục mỗi vùng miền, nhà gái sẽ yêu cầu những kiểu sính lễ khác nhau. Chung quy thì những sính lễ không thể thiếu ở bất kỳ vùng miền nào là trầu cau, bánh trái, rượu trà.

2.3. Nhà gái cần chuẩn bị những gì cho lễ hỏi?

Khác với nhà trai, nhà gái đóng vai trò là chủ nhà để đón khách. Do đó, nhà gái cần chuẩn bị các thứ để đón khách. Việc chuẩn bị chu đáo để tiếp đón nhà trai không những thể hiện sự hiếu khách mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với nhà trai.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 8

Nhà gái cần chuẩn bị gì cho lễ hỏi?

Để chuẩn bị cho lễ hỏi, nhà gái cần dọn dẹp nhà cửa, trang trí thêm trần hoặc tường các hoa văn, giấy cho ngày lễ thêm đẹp hơn. Việc làm không kém phần quan trọng là lau quét bàn thờ gia tiên, chuẩn bị sẵn nhan đèn. 

Bởi khi cử hành đám hỏi, cô dâu chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiền, nếu chuẩn bị sẵn sẽ giúp buổi lễ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, đúng giờ lành đã định. 

Không những thế, bàn ghế đón khách cũng được chuẩn bị trước, bàn nên phủ khăn trải bàn cho lịch sự. Nếu không có sẵn khăn trải bàn thì có thể thuê các dịch vụ bên ngoài. Bên cạnh đó, trà, bánh, kẹo, trái cây cũng nên được mua trước và chuẩn bị đầy đủ trên bàn để tiếp đãi nhà trai. Nhà gái có thể trang trí thêm các lọ hoa tươi nhỏ trên bàn để tạo điểm nhấn.

Nếu chu đáo hơn, nhà gái có thể sắp xếp nơi để xe cho nhà trai sao cho thuận tiện với việc đi lại, di chuyển của họ. Nếu lễ hỏi được tổ chức trước ngày cưới thì sau khi làm lễ, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại để tham dự buổi tiệc trà hoặc mâm cơm thân mật. 

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 9

Nhà gái chuẩn bị buổi tiệc trà để mời nhà trai

2.4. Trang phục nên mặc trong lễ hỏi

Ngày ăn hỏi cũng là ngày trọng đại, nên cô dâu chú rể cũng cần chuẩn bị chu đáo. Cụ thể như sau:

2.4.1. Trang phục khi tổ chức đám hỏi và lễ cưới chung 1 ngày

Cô dâu chú rể có thể lựa chọn trang phục áo dài cùng tông màu. Hoặc cô dâu có thể mặc váy cưới, chú rể có thể chọn bộ vest cùng cà vạt theo đúng tông màu của cô dâu. Có như thế, cô dâu chú rể nhìn vào trông đẹp đôi hơn.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 10

Chọn trang phục cho lễ hỏi và lễ cưới chung một ngày

2.4.2. Trang phục khi tổ chức lễ hỏi trước 1 thời gian

Nếu gia đình tổ chức đám hỏi trước lễ cưới một thời thì trang phục cô dâu và chú rể có thể khác với trang phụ khi tổ chức 2 lễ chung một ngày. Trường hợp này, cô dâu có hai lựa chọn là áo dài truyền thống và áo đầm công sở, đầm dự tiệc. 

Bên cạnh đó, chú rể có thể chọn áo dài như cô dâu, hoặc mặc quần tây, áo sơ mi cũng vô cùng lịch sự. Nếu muốn lịch lãm hơn thì chú rể có thể khoác thêm bên ngoài một chiếc vest màu sậm, bên trong áo sơ mi màu nhạt.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 11

Chọn trang phục tổ chức lễ hỏi trước một thời gian

3. Trình tự thủ tục đám hỏi theo truyền thống của người Việt

Tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền sẽ có cách tổ chức lễ hỏi khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung thì trình tự thủ tục ăn hỏi sẽ diễn ra như sau:

3.1. Nhà trai chuẩn bị lễ vật sang nhà gái

Trước khi nhà trai sang nhà gái để làm buổi ăn hỏi, họ cần chuẩn bị đầy đủ về các chủng loại cũng như số lượng sính lễ mà gái yêu cầu. Bên cạnh đó, họ cần thêm mâm quả, tráp cưới để chứa các sính lễ trên. Đồng thời, cả nhà trai và nhà gái đều chuẩn bị và sắp xếp đội bưng mâm quả hoặc bê tráp trong đám hỏi.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 12

Nhà trai chuẩn bị lễ vật sang nhà gái

3.2. Hai bên gia đình chào hỏi, giới thiệu và trao nhận sính lễ

Các sính lễ được nhà trai chuẩn bị sẽ được đội bê tráp mang sang nhà gái và trao lại cho nhà gái. Lễ nhận tráp sẽ được thực hiện ngay trước cửa bên nhà gái. Sau khi trao xong, gia đình nhà gái sẽ lì xì cho cả đội bê tráp để cảm ơn họ đến tham dự và giúp đỡ mọi người trong buổi ăn hỏi.

Các tráp sính lễ sẽ được nhà gái đưa vào trong và đặt ở vị trí trang trọng trên bàn được chuẩn bị sẵn.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 13

Hai bên gia đình trao nhận sính lễ

3.3. Hai bên gia đình trò chuyện, phát biểu trong lễ hỏi

Có thể nói, phần phát biểu trong đám hỏi khá quan trọng. Nhà trai sẽ chọn ra một đại diện có tài ăn nói để đứng phát biểu với nội dung gồm thành phần tham dự, lý do muốn đến thăm nhà gái hôm nay, giới thiệu sính lễ mang sang, cùng lời kết xin phép nhà gái nhận lễ và đồng ý cho hai cháu tổ chức lễ cưới. 

Đồng thời, nhà gái cũng cử ra một đại diện đáp lại lời phát biểu của nhà trai chấp nhận sính lễ, đồng ý để hai đôi trẻ tiến đến hôn nhân.

3.4. Cô dâu ra mắt hai bên gia đình

Sau lời phát biểu của cả hai bên gia đình và sự đồng ý của nhà gái, nhà trai chính thức xin phép cho cô dâu ra mắt gia đình. Cô dâu bước ra cúi đầu chào gia đình hai bên.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 14

Cô dâu ra mắt hai bên gia đình

3.5. Thắp hương bàn thờ gia tiên tại nhà gái

Sau khi ra mắt xong, gia đình nhà gái sẽ hướng dẫn cô dâu và chú rể làm lễ ra mắt gia tiên nhà gái bằng cách thắp hương lên bàn thờ gia tiên đã được chuẩn bị sẵn. 

Điều này mang ý nghĩa thông báo đến ông bà tổ tiên nhà gái đã chọn được rể hiền cho người con gái trong gia đình, mong tổ tiên chứng giám, phù hộ cho đôi cháu có được cuộc sống hạnh phúc sau này.

3.6. Nhà gái lại quả lễ vật cho nhà trai 

Các sinh lễ  ăn hỏi mà nhà trai mang sang, nhà gái sẽ lấy ra một ít để lại trong tráp để biếu tặng cho nhà trai. Nghi lễ này gọi là lại quả, lưu ý khi tháo sính lễ và thực hiện lại quả phải được thực hiện bằng tay, không được sử dụng dao hay kéo. Bởi dao kéo mang ý nghĩa không hay trong hôn nhân, bị chia cắt.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 15

Nhà gái lại quả lễ vật cho nhà trai

3.7. Nhà gái mời đoàn họ nhà trai dùng bữa cơm thân mật

Theo truyền thống thì nhà gái sẽ giữ lại các đại diện bên nhà trai tham dự đám hỏi ở lại sau buổi lễ để dùng bữa cơm thân mật với nhà gái. Bữa cơm sẽ được tổ chức tại gia, hoặc có thể đặt một nhà hàng, quán ăn gần nhà nào đó, miễn sao thuận tiện cho cả hai là được. 

4. Những lưu ý khi thực hiện một buổi lễ hỏi

Những cặp đôi lần đầu tiên tổ chức đám hỏi, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc chưa hiểu rõ về trình tự diễn ra đám hỏi, cũng như chuẩn bị những gì trong buổi lễ sao cho chỉnh chu nhất. Đừng quá lo lắng, bạn có thể tìm hiểu qua những người lớn tuổi trong gia đình về phong tục cưới hỏi để giúp quá trình chuẩn bị đầu đủ nhất. 

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 16

Lưu ý khi thực hiện buổi lễ hỏi

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số điều như sau khi chuẩn bị thực hiện buổi ăn hỏi:

4.1. Tìm hiểu phong tục, tập quán để chuẩn bị lễ vật phù hợp

Sính lễ là vật phẩm mà nhà trai mang sang nhà gái để xin hỏi cưới cô dâu, cũng như là lễ vật nhà trai cảm ơn nhà gái. Trước ngày gần đám hỏi, nhà trai cần chuẩn bị các lễ vật để mang sang nhà gái, do đó tùy vào điều kiện mà nhà trai có thể chuẩn bị từ 3-57-9-11 mâm, đối với phong tục miền Bắc.

Đối với phong tục miền nam, cần chuẩn bị 4-6-8-10 mâm. Trong đó, mâm quả sẽ bao gồm trầu cau, trà rượu, bánh ăn hỏi, trái cây, cùng lễ vật ăn hỏi khác tùy vào phong tục, tập quán của mỗi vùng miền. Mỗi lễ vật hỏi đều mang ý nghĩa khác nhau nhằm chúc cho cặp đôi hạnh phúc, giàu sang và sung túc. 

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 17

Tìm hiểu phong tục, tập quán để chuẩn bị sính lễ

4.2. Xem ngày, giờ lựa chọn trang phục, trang sức ăn hỏi phù hợp

Chọn ngày lành tháng tốt để làm đám hỏi rất quan trọng. Nếu tổ chức trong giờ hoàng đạo sẽ được xác định dựa trên ngày tháng năm sinh của cô dâu và chú rể. Đây là một nghi thức cầu mong sự may mắn, hạnh phúc sẽ đến với cặp đôi sau này, Nếu lấy nhầm vào các ngày, giờ xấu, sẽ mang lại sự không may mắn cho cô dâu chú rể. 

Đặc biệt, theo quan niệm của dân gian, tháng 7 là tháng cô hồn, tháng mưa ngâu, thời tiết không được thuận lợi để tổ chức tiệc. Chính vì thế, tốt nhất hai vợ chồng nên tránh tổ chức đám hỏi vào tháng 7 âm lịch.

Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ ăn hỏi truyền thống 18

Xem ngày, giờ, chọn trang phục lễ hỏi phù hợp

Bên cạnh đó, khi chọn trang phục cho đám hỏi, cô dâu chú rể nên chọn áo dài mang màu sắc tươi tắn, vui vẻ, tránh các màu u tối, buồn bã. Đi kèm với áo dài là các phụ kiện trang sức như hoa tai, vòng tay, dây chuyền vàng… 

4.3. Mời người đại diện và chuẩn bị bài phát biểu hợp lý

Hai bên gia đình cần chọn người đại diện phát biểu trong đám hỏi phải có tài ăn nói lưu loát, khéo léo, thể. Người phát biểu bên nhà trai sẽ giúp thể hiện thành ý và mong muốn cưới được nàng dâu, luôn yêu thương và tôn trọng cô dâu.

Đồng thời, người phát đại diện nhà gái sẽ giúp đáp lễ một cách lịch sự và nhẹ nhàng, thể hiện sự tôn trọng của đôi bên. Nhờ đó, giúp buổi lễ trở nên trang trọng, nghiêm túc và đúng lễ nghi hơn. 

Như vậy, bài viết của Trang Kim Luxury đã chia sẻ đến các bạn chi tiết về lễ ăn hỏi theo phong tục người Việt Nam. Mong rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn nguồn thông tin bổ ích, giúp cả hai bên gia đình trai và gái thực hiện buổi ăn hỏi đúng trình tự, nghi thức. Đồng thời giúp buổi lễ diễn ra được trang trọng và chỉnh chu nhất, mang đến ý nghĩa tốt đẹp nhất cho cô dâu và chú rể trong ngày trọng đại của đời mình.

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về Lễ ăn hỏi là gì? Trình tự chuẩn nhất cho một lễ hỏi truyền thống

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03927 sec| 1095.773 kb