[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi

Lễ ăn hỏi gồm những gì là thắc mắc của nhiều cặp đôi để chuẩn bị những việc cần thiết nhằm giúp buổi lễ diễn ra được hoàn hảo, chỉnh chu và đáng nhớ nhất.

Như đã biết, lễ ăn hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng của cô dâu chú rể. Tuy nhiên, một số cặp đôi vẫn còn thắc mắc không biết chuẩn bị lễ ăn hỏi gồm những gì cho chỉnh chu và hoàn hảo nhất. Cùng Trang Kim Luxury theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ về thắc mắc này nhé!

1. Lễ ăn hỏi là gì? Ý nghĩa của lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi được xem là một nghi lễ vô cùng quan trọng, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để xin phép gia đình nhà gái cho phép cặp đôi được chính thức tìm hiểu và tiến đến hôn nhân. Sau khi nhà gái nhận lễ vật có nghĩa là đã đồng ý và chấp thuận gả con gái cho nhà trai.

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 1

Ý nghĩa truyền thống của lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là dịp để chú rể bày tỏ lòng tri ân, tôn trọng đối với gia đình nhà gái, bố mẹ về công ơn sinh thành, dưỡng dục cô dâu từ lúc bé cho đến thành gia lập thất. Đây được xem là buổi lễ chính thức để ra mắt nàng dâu hiện, chú rể thảo trước quan viên hai họ, cúng bái tổ tiên, xin phép trở thành vợ chồng của nhau.

2. Lễ ăn hỏi gồm những gì? Cần chuẩn bị gì cho lễ ăn hỏi chuẩn truyền thống

Nếu bạn chưa biết được lễ ăn hỏi gồm những gì thì có thể tham khảo những điều cần chuẩn bị như sau:

2.1. Xác định thời gian & địa tổ chức lễ ăn hỏi

Thời gian tổ chức lễ ăn hỏi thường diễn ra gần sát ngày cưới, cách lễ đón dâu khoảnh một tháng hoặc một tuần. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều gia đình tổ chức lễ ăn hỏi trước ngày cưới một ngày. 

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 2

Xác định thời gian, địa điểm tổ chức lễ ăn hỏi

Tại một số nơi, lễ ăn hỏi có thể gộp chung vào lễ cưới để tiết kiệm thời gian và chi phí cho hai bên gia đình. Tùy theo phong tục, tập quán của mỗi vùng miền mà hai bên gia đình có thể thỏa thuận về thời gian và địa điểm cưới, xem theo tuổi cô dâu chú rể… sao cho phù hợp và thuận lợi nhất.

2.2. Chuẩn bị sính lễ ăn hỏi đầy đủ

Sính lễ trong lễ ăn hỏi gồm những gì? Tùy vào phong tục tập quán của từng vùng miền mà thủ tục và đồ ăn hỏi cũng có nhiều điểm khác biệt. Nếu người miền Nam sẽ chuẩn bị mâm lễ theo số chẵn, người miền Bắc lại chuẩn bị mâm lễ theo số lẻ. 

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 3

Chuẩn bị sính lễ trong ngày ăn hỏi

Số lượng đồ lễ đựng trong mâm lễ phải chẳng để thể hiện sự có đôi có cặp của đôi trai gái. Bên cạnh đó, dựa vào điều kiện của mỗi gia đình và sự thống nhất trước đó của nhà gái và nhà trai để có thể chuẩn bị các mâm lễ vật ăn hỏi phù hợp, cụ thể như:

2.2.1. Tráp 5 lễ ăn hỏi gồm những gì? 

Về cơ bản, 5 mâm lễ ăn hỏi gồm có trầu cau, rượu, nến hồng, hoa quả, chè hoặc bánh cốm. Một số địa phương có thể thay thế bánh cốm thành bánh dẻo hoặc bánh nướng tùy vào phong tục văn hóa của từng vùng. 

Về lá trầu, nhà gái sẽ nhận của nhà trai tổng cộng là 30 lá, tương ứng với ba nghi thức gồm ăn hỏi, xin cưới và nạp tài. Đây chính là những tráp lễ ăn hỏi được nhiều gia đình lựa chọn nhất, vì phù hợp với điều kiện tài chính gia đình mà vẫn đảm bảo đầy đủ đồ lễ ăn hỏi theo nghi thức truyền thống. 

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 4

Tráp lễ ăn hỏi 5 mâm

2.2.2. Tráp 7 lễ ăn hỏi gồm những gì? 

Nếu bạn thắc mắc tráp 7 lễ ăn hỏi gồm những gì thì đối với những gia đình có điều kiện hơn, có thể chuẩn bị gồm cau trầu, rượu, thuốc lá, hoa quả, chè, bánh cốm, bánh phu thê và mứt sen. 

Trong đó, số 7 tượng trưng cho con số may mắn, có được một cuộc sống hôn nhân đủ đầy và sung túc.

2.2.3. 9 mâm sính lễ ăn hỏi gồm những gì?

Đây là bộ mâm lễ ăn hỏi cao cấp gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh cốm, chè, bánh phu thê, hoa quả, mứt sen, xôi gấc và lợn quay. Với hy vọng đôi trẻ luôn có được một cuộc sống hạnh phúc, vĩnh cửu. Chính vì thế mà nhiều nhà trai đã đầu tư đến 9 tráp cho thủ tục lễ ăn hỏi. 

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 5

Tráp lễ ăn hỏi 9 mâm

Nhìn chung, nhà gái không bắt buộc nhà trai phải đầu tư quá mạnh về giá trị, vật chất các đồ lễ trong ngày hỏi. Bởi đây là nghi lễ nhằm bày tỏ tấm lòng là chủ yếu. Quan trọng hơn hết, nhà trai cần biết cách sắp xếp các mâm lễ một cách chỉnh chu và lịch sự, thể hiện sự chân thành đến gia đình nhà gái.

2.3. Thành phần tham dự trong lễ đám hỏi

Đối với gia đình nhà trai, số lượng người tham dự sẽ bao gồm bậc tiền bối lớn tuổi trong gia đình, bố mẹ, cô dì, chú bác, cùng đội ngũ các bạn nam bưng tráp sính lễ sang nhà gái theo số chẵn hay lẻ tùy vào phong tục, tập quán của từng vùng miền.

Đối với gia đình nhà gái, thành phần tham dự sẽ tương đương với gia đình nhà trai, cùng đội ngũ các bạn gái nhận tráp sính lễ từ bên nhà trai. Trong lễ đám hỏi, đội ngũ nhận tráp sẽ nhận được phong bao lì xì từ cô dâu chú rể như một lời cảm ơn đến giúp đỡ cũng như tham dự buổi tiệc của họ. 

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 6

Thành phần tham dự trong lễ đám hỏi

2.4. Chuẩn bị trang phục, trang sức trong lễ ăn hỏi

Trong lễ ăn hỏi, cô dâu nên chọn trang phục là áo dài truyền thống phù hợp với phong cách của buổi lễ. Có thể chọn mặc váy cưới suông nhẹ nhàng hay váy trắng ngắn trong lễ ăn hỏi nếu bạn yêu thích phong cách hiện đại. 

Về màu sắc trang phục, cô dâu có thể cân nhắc chọn ăn hỏi màu đỏ, trắng, vàng hoặc hồng với chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi, có thể co giãn như ren, gấm, lụa tơ tằm.

Bên cạnh đó, chú rể có thể chọn trang phục ăn hỏi phù hợp với phong cách của cô dâu. Cụ thể, nên mặc áo dài nam cổ truyền nếu cô dâu chọn áo dài ăn hỏi truyền thống. Trường hợp cô dâu chọn mặc váy cưới phong cách hiện đại, chú rể có thể chọn trang phục áo sơ mi trắng, quần tây hoặc vest tối màu.

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 7

Chuẩn bị trang phục và trang sức trong lễ hỏi

Đội bê tráp lễ vật cũng nên chọn trang phục theo phong cách của cô dâu chú rể. Nếu cô dâu chú rể chọn phong cách truyền thống thì nên chọn áo dài cho đội nam nữ bê tráp. Nếu cặp đôi chọn phong cách hiện đại có thể chọn áp sơ mi trắng, quần tây cho đội nam và áo dài cách tân cho đội nữ. 

Ngoài ra, bố mẹ cô dâu chú rể nên chọn trang phục ăn hỏi theo sở thích về phong cách. Bố mẹ có thể chọn mặc áo dài truyền thống nếu yêu thích phong cách cổ truyền, hoặc comple váy, đầm nếu yêu thích phong cách hiện đại.

3. Ý nghĩa của các lễ vật trong lễ ăn hỏi

Theo phong tục của mỗi vùng miền, từng địa phương mà lễ vật trong đám hỏi sẽ khác nhau, số lượng lễ tráp cũng khác nhau. Đối với miền Bắc, các tráp hỏi sẽ là số lẻ, còn miền Nam thì số tráp hỏi sẽ là số chẵn.

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 8

Ý nghĩa của các lễ vật trong lễ ăn hỏi

Mặc dù có sự khác nhau, nhưng lễ ăn hỏi ở cả ba miền cũng có nét tương đồng về các mâm lễ chính. Lễ ăn hỏi gồm những gì? Sau đây sẽ là các mâm lễ cơ bản và thường thất trong đám hỏi ở cả ba miền và ý nghĩa của nó:

3.1. Mâm lễ đen

Một số địa phương sẽ có mâm lễ đen trong lễ ăn hỏi, bên trong sẽ đựng tiền mặt. Số tiền này được tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Bên cạnh đó, mâm lễ đen còn thể hiện cho lời cảm ơn, món quà ý nghĩa để nhà trai gửi gắm tới nhà gái đã có công sinh thành, cũng như nuôi dạy cô dâu.

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 9

Ý nghĩa mâm lễ đen

3.2. Trầu cau

Trước khi đám hỏi diễn ra,, chắc hẳn cô dâu chú rể nào cũng sẽ thắc mắc lễ ăn hỏi gồm những gì. Dù là đám hỏi ở miền nào cũng không thể thiếu sự hiện diện của mâm trầu cau. Ông bà ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, do đó đây là mâm lễ vật không thể thiếu trong phong tục lễ ăn hỏi của người Việt.

Quả cau tròn trịa cùng với lá trầu xanh tượng trưng cho tình yêu trọn vẹn, sâu sắc, mặn nồng và lâu bền của đôi vợ chồng trẻ. Theo quan niệm của thời xưa, trầu cau thể hiện cho tấm lòng thủy chung của đôi lứa, đồng thời thể hiện cho tấm lòng chung thủy của đôi lứa, thể hiện cho sự gắn bó và mong ước có được cuộc sống hôn nhân lâu bền và hạnh phúc.

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 10

Ý nghĩa của mâm trầu cau

3.3. Vàng

Bộ vàng ăn hỏi được xem là một trong những món quà cưới của bố mẹ chồng dành tặng cho cô dâu, cũng như cặp đôi với ý nghĩa giúp con cái có vốn liếng để bắt đầu một cuộc sống mới. Đồng thời, bộ vàng cũng thể hiện được tấm chân tình của nhà trai dành tặng cho con dâu. 

Tùy vào kinh tế của mỗi gia đình mà bạn có thể chọn giá trị của bộ vàng cưới khác nhau. Tuy nhiên, một bộ trang sức vàng cưới làm của hồi môn thường là một chiếc kiềng và dây chuyền, lắc tay, bông tay. Tuy nhiên, bộ vàng cưới để làm này thực sự không bắt buộc phải có trong lễ ăn hỏi, bạn có thể không cần chuẩn bị nếu kinh tế gia đình chưa cho phép.

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 11

Ý nghĩa của vàng trong lễ hỏi

3.4. Mâm trái cây

Mâm trái cây tươi cũng là một trong những mâm lễ vật thường thấy trong các lễ ăn hỏi của người Việt. Hầu như mâm trái cây đều sẽ chọn những loại quả thơm, có vị như xoài, táo, na, nho… thể hiện lời chúc phúc tới đôi bạn trẻ sớm được con đàn, cháu đống, hạnh phúc sum vầy…

Ngoài ra, ở một số địa phương còn kiêng chọn những loại quả có vị cay, chát, đắng như lê, cam…

3.5. Mâm rượu - trà - nến đỏ

Nếu bạn không biết lễ ăn hỏi gồm những gì thì không thể nào thiếu đi mâm rượu, trà và nến đỏ. Mâm lễ này mang ý nghĩa thể hiện cho lời xin phép của con cháu gửi đến ông bà gia tiên. Bên cạnh đó, cầu mong ông bà tổ tiên có thể phù hộ và chứng giám cho lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu, phù hộ đám cưới của đôi trẻ được diễn ra vui vẻ, thuận lợi và suôn sẻ.

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 12

Ý nghĩa mâm - rượu - trà - nến đỏ

Hương vị cay nồng của rượu, cùng vị thơm đắng của trà cúng góp phần thêm những hương vị cho cuộc sống mới của đôi trẻ, cho cuộc hôn nhân càng thêm ấm áp và nồng nàn hơn.

3.6. Mâm bánh

Mâm bánh trong lễ ăn hỏi gồm những gì? Tùy vào phong tục của từng địa phương sẽ chọn mâm bánh gồm bánh cốm, bánh phu thê, bánh pía, bánh kem… Đây là những loại bánh truyền thống được sử dụng phổ biến trong lễ ăn hỏi.

Trong số đó, đa số các gia đình đều chọn bánh phu thê bởi nó gắn liền với câu chuyện đầy ý nghĩa về tình cảm vợ chồng, thể hiện mong ước về tình yêu mặn nồng và bền chặt. Hơn thế, mâm bánh còn thể hiện cho sự căng bằng về âm - dương, biểu trưng cho sự hài hòa của đất trời, sự gắn bó bền chặt của cặp vợ chồng.

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 13

Ý nghĩa của mâm bánh trong lễ ăn hỏi

3.7. Mâm xôi gà

Tráp xôi gà gồm 6 - 10 ổ xôi, được hấp theo khuôn trái tim và trang trí chữ Hỷ, xếp tròn làm đế tráp cùng một con gà luộc theo thế “gà bay”. Bên cạnh đó, có thể trang trí kèm theo một ít lá chanh, hoa cà rốt hoặc hoa tươi giúp tráp thêm đầy đặn và nổi bật hơn. Tráp xôi gà mang ý nghĩa thể hiện cho tình yêu bền chặt và may mắn. 

3.8. Mâm heo quay

Mâm heo quay đặt đặt lên một khay sắt, sau đó trang trí bằng khăn lụa đỏ, chữ Hỷ cùng hoa giấy thể hiện cho sự sư giả và tài lộc cho cặp đôi. Ngoài ra, còn có thể trang trí thêm cà rốt, hành hoa hoặc khoai tây để trông mâm heo quay được đầy đặn hơn.

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 14

Ý nghĩa của mâm heo quay

4. Một số chú ý để lễ ăn hỏi được diễn ra hoàn hảo 

Để có một buổi lễ ăn hỏi được tươm tất và thành công nhất, cô dâu và gia đình cần chú ý có thể dọn dẹp, sửa sang lại nhà cửa, sắp xếp lại nội thất cho gọn gàng và bắt mắt nhất. Đặc biệt lễ ăn hỏi cũng khá quan trọng nên bàn thờ gia tiên cũng cần phải được trang trí, sắp xếp các mâm ngũ quả đầy đủ nhằm mờ tổ tiên về tham dự lễ ăn hỏi.

Bên cạnh đó, nhà gái cũng cần chuẩn bị sẵn chỗ để nhà trai để xe. Nếu nhà gái có sân vườn rộng thì có thể sắp xếp khá đơn giản. Tuy nhiên trường hợp nếu nhà gái ở khi tập thể hay diện tích hẹp thì cô dâu cần thông báo với chú rể về địa điểm gửi xe gần nhà gái một cách tiện lợi nhất.

[A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi 15

Một số chú ý khi tổ chức lễ ăn hỏi

Đồng thời nên chuẩn bị cổ để đãi khách sau khi lễ ăn hỏi kết thúc. Thông thường, phần cổ ăn hỏi của mỗi nhà trai và nhà gái đều đặt và ăn riêng. Do đó, số lượng cỗ sẽ căn cứ vào số lượng người của mỗi gia đình. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp của Trang Kim Luxury về lễ ăn hỏi gồm những gì. Từ đó có thể giúp bạn đúc kết được những những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ ăn hỏi, giúp gia đình cô dâu và chú rể tổ chức buổi lễ thành công vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của người Việt. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm chuẩn bị buổi lễ ăn hỏi chu đáo để có một ngày vui trọng đại, đáng nhớ nhất.

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về [A-Z] Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa của sính lễ trong đám hỏi

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04560 sec| 1063.023 kb