[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể

Lễ ăn hỏi miền Bắc luôn chú trọng trong việc thực hiện lễ nghi một cách nghiêm trang. Chính vì thế nên được chuẩn bị một cách cẩn thận, chu đáo, chỉnh chu.

Lễ hỏi là một trong các nghi lễ rất quan trọng trong thủ tục tổ chức đám cưới Việt Nam. Tùy vào vùng miền sẽ có các nghi thức thực hiện và nét đặc trưng riêng. Cùng Trang Kim Luxury theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về lễ ăn hỏi miền Bắc.

1. Lễ ăn hỏi là gì?

Trong phong tục cưới hỏi của người Việt, lễ ăn hỏi là nghi lễ quan trọng bậc nhất bắt buộc phải có. Trong buổi lễ này, nhà trai sẽ mang sính lễ sang bên nhà gái để xin phép cho cặp đôi được kết duyên cau trầu.

Sau nhi nhà gái nhận lễ vật từ nhà trai, cặp đôi sẽ chính thức nên duyên và trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau, chỉ chờ đến ngày tổ chức đám cưới. 

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 1

Lễ ăn hỏi là gì?

2. Ý nghĩa của lễ ăn hỏi miền Bắc 

Như đã biết, lễ ăn hỏi là một nghi thức diễn ra trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Nó mang đậm nét văn hóa riêng biệt với các ý nghĩa như sau:

2.1. Xin được phép hỏi cưới

Lễ ăn hỏi là bước khởi đầu của hành trình hôn nhân, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để hỏi cưới. Đây cũng là bước đầu tiên để hai bên gia đình ra mắt nhau và kết giao tình thân. Có thể nói, lễ hỏi miền Bắc có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho một khởi đầu mới của đôi trẻ. 

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 2

Lễ hỏi mang ý nghĩa xin phép hỏi cưới

2.2. Thể hiện lòng thành kính dâng đến ông bà, tổ tiên

Lễ ăn hỏi được xem là cơ hội để gia đình hai bên thể hiện lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên. Theo quan niệm của người Bắc, ông bà tổ tiên luôn dõi theo quan sát cuộc sống thường ngày của chúng ta, đặc biệt trong những dịp lễ quan trọng như cưới xin. Đây là sự kiện đặc biệt của đời người, vì vậy cần một cái lễ để báo cáo với ông bà, tổ tiên. 

Chính vì thế, lễ ăn hỏi xuất hiện để thực hiện điều thiêng liêng ấy. Trong buổi lễ, nhà ái sẽ mang các sính lễ của nhà trai để bày cúng lên bàn thờ tổ tiên, thắp nhang cúng lễ. Từ đó thể hiện sự hiếu thảo và lòng thành kính đến với tổ tiên.

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 3

Lễ hỏi thể hiện lòng thành kính tổ tiên

2.3. Thể hiện thành ý của nhà trai

Các mâm lễ vật ăn hỏi được bày biện đầy đủ, chỉnh chu và sang trọng giúp thể hiện thành ý, sự tôn trọng và biết ơn của nhà trai đối với nhà gái. Vì đã có công sinh thành, nuôi dưỡng người con gái ấy để trở thành con dâu tương lai của họn. 

Bên cạnh đó, sính lễ hỏi miền Bắc cũng được coi là một phần đóng góp, giúp đỡ nhà gái trong việc chuẩn bị tổ chức đám cưới. Ngoài ra, số lượng mâm lễ vật thể hiện gia cảnh của gia đình nhà trai. 

Thông thường, lễ vật sẽ do nhà gái yêu cầu, số lượng mâm lễ cũng được thống nhất giữa hai bên gia đình dựa trên cơ sở thấu hiểu và đồng cảm điều kiện hoàn cảnh của nhau, mang giá trị sâu sắc.

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 4

Lễ hỏi thể hiện thành ý của nhà trai

3. Đặc trưng của lễ ăn hỏi ở miền Bắc

Lễ ăn hỏi miền Bắc thường diễn ra gần sát ngày cưới, cách lễ đón dâu khoảng một tháng, có khi là một tuần. Địa điểm tổ chức được diễn ra tại nhà cô dâu. Người miền bắc luôn coi trọng các nghi lễ truyền thống nên hầu hết đám hỏi diễn ra rất trang nghiêm, vì có sự tham dự của họ hàng, các bậc phụ huynh người lớn hai bên gia đình.

Đặc trưng của lễ ăn hỏi ở miền Bắc là mâm tráp thường là số lẻ. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình thì số lượng nhiều hay ít, sẽ chuẩn bị thêm gà, lợn để làm phong phú mâm tráp truyền thống. Bên cạnh đó, cô dâu sẽ diện áo dài, còn chú rể sẽ mặc vest nghiêm trang, đây là trang phục không thể thay thế trong lễ hỏi miền Bắc.

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 5

Đặc trưng của lễ ăn hỏi ở miền Bắc

Cùng với đó thì lễ ăn hỏi miền Nam và miền Trung có phần phóng khoáng hơn, không đặt nặng vào lễ nghi, chú trọng vào tiệc và chuẩn bị thêm nhiều hoạt động vui vẻ sau tiệc. Đồng thời, số lượng lễ vật sẽ là số chẵn. Do lễ ăn hỏi cũng một phần cũng là phần tiệc, một phần cũng lễ ra mắt họ hàng, nên cô dâu thường chọn áo dài, nhưng sau khi làm lễ sẽ thay váy dạ hội dáng dài  hoặc váy ngắn trẻ trung. 

4. Cần chuẩn bị những gì trước lễ ăn hỏi miền Bắc?

Nếu bạn đang chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của đời mình mà chưa hiểu hết lễ hỏi miền Bắc cần chuẩn bị gì thì có thể tham khảo ngay sau đây: 

4.1. Định ngày, giờ tiến hành lễ ăn hỏi

Lễ hỏi miền Bắc cần chuẩn bị gì? Trước hết, cần xác định ngày, giờ tiến hành lễ hỏi. Thường chọn ngày lành tháng tốt dựa vào tuổi của cô dâu chú rể được nhà trai tiến hành và được nhà gái thông qua.

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 6

Định ngày, giờ tiến hành lễ ăn hỏi

Theo quan niệm của người miền Bắc, lễ ăn hỏi là lễ dành riêng cho nhà gái nên sẽ được chuẩn bị một cách chu đáo về ngày giờ để tiếp đón nhà trai đến làm lễ được chỉnh chu và trang trọng nhất. 

4.2. Trang phục, trang sức trong ngày lễ hỏi miền Bắc

Đối với cô dâu trong lễ ăn hỏi hỏi miền Bắc thì mặc áo dài, các cô các bà cũng thường sử dụng áo dài cách tân, vừa thể hiện tính truyền thống nhưng lại vô cùng sang trọng và hiện đại. 

Đối với nam có thể mặc áo sơ mi, quần tây hoặc vest. Đối với đội bê tráp hai bên thường sử dụng áo dài. Ngoài ra, đội hình bê tráp nhà trai có thể mặc áo sơ mi trắng, quần tây. 

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 7

Chọn trang phục trong trong lễ hỏi miền Bắc

4.3. Thành phần tham dự buổi lễ ăn hỏi miền Bắc

Thành phần tham gia lễ hỏi miền Bắc sẽ không như lễ cưới, điều này không có nghĩa là thiếu vắng những người quan trọng trong gia đình của hai bên nhà gái và nhà trai. Cần phải có sự tham dự đầy đủ của bố mẹ, ông bà, người thân và bạn bè thân thiết của cô dâu chú rể.

4.4. Lễ ăn hỏi miền Bắc nhà trai cần chuẩn bị những gì?

Lễ hỏi miền Bắc, nhà trai cần chuẩn bị lễ vật gồm tráp ăn hỏi, số lượng phải là số lẻ 3, 5, 7, 9, 11… Trong đó, 3 tráp bắt buộc cần phải có là trầu cau, rượu thuốc, hoa quả. Các tráp còn lại có thể là bánh cốm, bánh phu thê, chè, hạt sen. Đồng thời, số lượng phân chia phụ thuộc vào sự thống nhất của cả hai nhà.

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 8

Nhà trai cần chuẩn bị gì trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc?

Bên cạnh đó, nhà trai cũng cần chuẩn bị người bê tráp, xe đưa nhà trai đến nhà gái, sắp xếp người đi ăn hỏi, người đại diện phát biểu trong buổi lễ ăn hỏi. Ngoài ra, trong lúc chuẩn bị lễ vật cũng phải dùng tay và không dùng bất kỳ vật nào khác.

Lễ ăn hỏi nhà trai cần chuẩn bị người lại quả, tiền đen. Lưu ý, đi đến nơi, về đến chốn, đi đường thẳng không đi đường vòng, chọn đường to và thẳng nhất. 

4.5. Những việc nhà gái cần chuẩn bị trước lễ ăn hỏi ở miền Bắc? 

Trong lễ hỏi miền Bắc, nhà gái sẽ cần chuẩn bị các công việc như sau:

  • Chuẩn bị bàn thờ gia tiên: bàn thờ gia tiên cần được chuẩn bị một cách tươm tất và trang trí khanh trang gồm hoa, quả, bánh kẹo, lễ mặn… 

  • Trang trí nhà cửa trang hoàng để sẵn sàng đón tiếp nhà trai như cổng hoa, phồn, bàn ghế cho khách ngồi.

  • Sắp xếp người đại diện phát biểu: nên chọn người có khả năng nói lưu loát, rõ ràng, khéo léo để đón tiếp nhà trai, mời khách ngồi và pha trà, rót nước.

  • Sắp xếp người hướng dẫn nơi đỗ xe cho nhà trai.

  • Sắp xếp người chuẩn bị lại quả cho nhà trai: chọn một bác có tuổi tầm trung niên, ở nhà có đủ vợ đủ chồng, con cái cả nam và nữ. Như vậy thì gia đình của cặp đôi sau này sẽ thuận hòa, cha mẹ con cái đầy đủ. Ngoài ra, nên chọn những người nhanh nhẹn, hoạt bát, xởi lởi tính tình phóng khoáng. 

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 9

Nhà gái cần chuẩn bị gì trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc?

5. [A-Z] các thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Bắc

Các thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Bắc thường được diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ trong vòng một buổi sáng hoặc buổi chiều. Các thủ tục diễn ra chi tiết như sau:

5.1. Nhà trai tiến hành mang lễ vật sang nhà gái

Sau khi chuẩn bị đầu đủ các lễ vật cũng như những người quan trọng tham dự. Đúng ngày lành tháng tốt, giờ đẹp nhà trai sẽ bắt đầu khởi hành mang sính lễ sang nhà gái.

5.2. Nhà gái tiếp đoàn nhà trai và nhận lễ

Khi nhà trai đến nhà gái sẽ đứng chờ ngoài cổng, sắp xếp đội hình theo thứ tự từ người trưởng đoàn, ông bà, cha mẹ, chú rể, đến đội hình bê tráp và các thành viên để đi vào nhà gái, sau đó hai bên gia đình sẽ chào hỏi nhau. 

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 10

Nhà gái tiếp đón nhà trai

Lúc này đội bê tráp nhà trai sẽ trao sính lễ cho đội đỡ tráp nhà gái và đi vào bên trong. Sau khi mọi người ổn định chỗ ngồi để thực hiện các nghi thức tiếp theo của lễ hỏi miền Bắc. Đại diện hai bên nhà trai sẽ phát biểu, nêu lý do mang sính lễ đến. Phía đại diện nhà gái sẽ gửi lời cảm ơn và nhận lễ vật của nhà trai.

Cuối cùng, mẹ cô dâu chú rể sẽ cùng nhau mở tráp lễ hỏi mà nhà trai mang đến, trước sự chứng kiến của những người tham gia buổi lễ.

5.3. Cô dâu ra mắt gia đình hai bên

Trong lễ hỏi miền Bắc, chú rể sẽ lên phòng cô dâu xuống để ra mắt họ hàng hai bên sau khi nhà gái đã nhận lễ của nhà trai. Cô dâu cùng chú rể sẽ rót nước, mời thuốc, mời trầu ông bà, chú bác… tham dự buổi lễ.

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 11

Cô dâu ra mắt gia đình hai bên

5.4. Thắp hương bàn thờ gia tiên tại nhà gái

Khi cô dâu ra mắt hai bên gia đình, mẹ cô dâu sẽ lấy mâm ngũ quả và một số lễ vật mà bên nhà trai mang qua để lên bàn thờ gia tiên. Đồng thời cô dâu chú rể sẽ thắp hương trước bàn thờ gia tiên. Điều này mang ý nghĩa ra mắt chàng rể mới và mong các cụ phù hộ cho cặp đôi luôn yêu thương và hạnh phúc đến cuối đời.

5.5. Hai bên gia đình bàn bạc thống nhất ngày tổ chức đám cưới

Sau khi thắp hương báo cáo với ông bà tổ tiên, gia đình hai bên sẽ cùng bàn bạc và thống nhất tổ chức đám cưới, các vấn đề liên quan đến việc tổ chức lễ cưới cho đôi trẻ. Trong thời gian đó, cô dâu chú rể sẽ cùng chụp ảnh kỷ niệm với mọi người trong ngày ăn hỏi của mình.

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 12

Hai bên gia đình thống nhất ngày đám cưới

5.6. Nhà gái lại lễ vật cho bên nhà trai

Nhà gái lại quả cho nhà trai là thủ tục cuối cùng trong buổi lễ hỏi miền Bắc. Mẹ cô dâu sẽ chuẩn bị một quả tráp lại quả để nhà trai mang về. Với thủ tục này, nhà gái cần chú ý không được dùng dao hay kéo để cắt lễ vật mà chỉ dùng tay để chia. Tráp lễ lại quả cũng không được đóng nắp lại, mà phải để ngửa nắp lên. Sau khi nhà trai nhận lễ lại quả sẽ xin phép ra về. 

Kết thúc buổi lễ hỏi miền Bắc, nhà gái sẽ mời những người có mặt tại buổi lễ ở lại để dùng cơm. Phía bên nhà trai có thể ở lại để cùng dùng cơm với gia đình nhà gái. Tuy nhiên, việc này phải được hai bên gia đình cùng thống nhất từ trước. Để nhà gái lên kế hoạch và chuẩn bị đón tiếp chu đáo và chỉnh chu nhất.

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 13

Nhà gái lại lễ vật cho bên nhà trai

6. Những vấn đề cần lưu ý trong lễ ăn hỏi miền bắc

Lễ hỏi miền Bắc cũng như lễ hỏi truyền thống được diễn ra tại nhà gái, chính vì thế để có một buổi lễ tươm tất và thành công, nhà trai cần lưu ý khi mang các tráp lễ vật sang thưa chuyện nhà gái, ngoài các mâm lễ vật, còn có vàng cưới (nhẫn, dây chuyền, hoặc hoa tai), tiền dẫn cưới, rượu… Nếu gia đình có điều kiện thì có thể thêm xôi gấc gà luộc, lợn sữa quay, bánh kem…

Ngoài ra, tráp cần phải phủ vải đỏ, bên trong đính nhiều biểu tượng bằng giấy, hình trái tim đỏ, có chữa song hỷ cách điệu màu vàng. Chúng mang ý nghĩa mang đến sự may mắn và hạnh phúc mỹ mãn cho đôi uyên ương.

[Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể 14

Lưu ý trong lễ hỏi miền Bắc

Sau phần lễ trên bàn thờ gia tiên, nhà gái sẽ lại quả cho nhà trai với một phần lễ để mang về. Phần còn lại sẽ được chia nhỏ để biếu người thân, láng giềng như cách thông báo con gái đã sắp thành gia lập thất. Thông thường, ngoài việc báo tin lễ ăn hỏi thì nhiều gia đình còn gửi thiệp báo hỷ nếu ngày cưới được tổ chức gần ngay sau đó.

Bên cạnh đó, lễ ăn hỏi thường diễn ra trong phạm vi nhỏ, chủ yếu là các mối quan hệ đặc biệt thân thiết. Ngoài ba mẹ, họ hàng gần hai bên gia đình còn có bạn bè thân thiết, của cô dâu chú rể, có thể thêm vài người lớn tuổi để chứng kiến buổi lễ.

Như vậy, Trang Kim Luxury đã chia sẻ đến các bạn chi tiết về lễ ăn hỏi miền Bắc. Mong rằng, bài viết sẽ cho các bạn nguồn thông tin cần thiết trong việc tổ chức lễ ăn hỏi sắp tới một cách chỉn chu, đầy đủ và trang trọng nhất.

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về [Chi tiết] Lễ ăn hỏi miền Bắc : Những thủ tục truyền thống cần thiết cho dâu rể

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.02615 sec| 1067.148 kb