[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết

Lễ đính hôn và lễ ăn hỏi là hai nghi lễ quan trọng trong tục cưới hỏi của người Việt. Tùy vào phong tục của từng vùng miền sẽ có cách tổ chức lễ khác nhau.

Lễ đính hôn hay lễ ăn hỏi đều là hai nghi thức để ra mắt nàng dâu và chú rể với hai bên gia đình. Thông qua buổi lễ, thể hiện sự chấp thuận của ông bà tổ tiên và song thân phụ mẫu đối với việc kết hôn của đôi trẻ. Cùng Trang Kim Luxury theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt rõ hơn về lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

1. Tìm hiểu về lễ đính hôn

Để giúp các bạn phân biệt rõ hơn về lễ đính hôn và lễ ăn hỏi, trước hết cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về lễ đính hôn như sau:

1.1. Lễ đính hôn là gì?

Lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục kết hôn truyền thống của người Việt. Đây là nghi lễ hứa gả con gái của gia đình hai bên, cũng là bước đệm để cặp đôi tiến đến hôn nhân trong tương lai.

Trong lễ đính hôn, nhà trai sẽ mang sính lễ đến nhà gái, nếu nhà gái nhận lễ vật tức là đồng ý gả con gái cho nhà trai. Theo phong tục, kể từ ngày lễ ăn hỏi diễn ra, cặp đôi trẻ có thể xem nhau là vợ chồng chưa cưới. Tùy vào từng vùng miền sẽ yêu cầu ngày diễn ra lễ đính hôn cũng khác nhau.

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 1

Lễ đính hôn là gì?

Đính hôn được xem là nghi lễ mang ý nghĩa vô cùng quan trọng của đời người. Việc thực hiện nghi lễ đính hôn theo phong tục truyền thống giúp giáo dục con cái biết kính trọng tổ tiên, đồng thời gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc. 

Đây cũng là cơ hội để gắn kết tình cảm của gia đình hai bên thông gia. Nhiều người quan niệm rằng, lễ đính hôn diễn ra thuận lợi và vui vẻ thì cuộc sống hôn nhân của vợ chồng sẽ hạnh phúc, quan hệ giữa hai gia đình càng thêm bền chặt.

1.2. Nguồn gốc của lễ đính hôn

Theo phong tục cưới hỏi của người xưa, lễ đính hôn có hình thức tổ chức giống như lễ nạp tài, tức là nghi lễ thức ba theo tục lễ dựa trên ghi chép từ sách Thọ Mai Gia lễ được biên soạn bởi ông Hồ Sĩ Dương. 

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 2

Nguồn gốc của lễ đính hôn

Trong sách có viết về lễ nạp cát đề cặp đến việc nhà trai chọn ngày lành tháng tốt, sắm sửa và chuẩn bị lễ vật mang sang nhà gái để giao kết hôn ước, cũng như áp dụng phong tục lại quả của nhà gái đối với nhà trai… Những chi tiết này đều được áp dụng trong nghi thức lễ đính hôn thời nay. 

1.3. Ý nghĩa của Lễ đính hôn

Lễ đính hôn là một bước ngoặt quan trọng của của cặp đôi. Một khi nhà trai chuẩn bị lễ vật mang sang nhà gái để làm lễ đính hôn, nếu nhà gái nhận sính lễ thì nghi thức này được xem như là sự cam kết chắc chắn giữa hai gia đình, đồng thời sẽ có một đám cưới được tổ chức trong tương lai. 

Đồng thời, lễ đính hôn cũng mang hàm ý muốn thông báo đến bà con họ hàng rằng con gái nhà đó có người hỏi cưới. Nếu không may giữa hai bên gia đình gặp vấn đề trục trặc nào đó mà không đến được với nhau thì nhà gái muốn hủy hôn phải đích thân sang nhà trai để tiến hành trả lễ đính hôn, còn được gọi là lễ từ hôn cho đúng phép tắc.

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 3

Ý nghĩa của lễ đính hôn

2. Đôi nét về lễ ăn hỏi

Nhiều người cho rằng lễ đính hôn và lễ ăn hỏi là hai nghi thức giống nhau, để có câu trả lời chính xác, cùng chúng tôi tìm hiểu đôi nét về lễ ăn hỏi như sau:

2.1. Lễ ăn hỏi là gì? 

Lễ ăn hỏi còn có tên gọi khác là lễ nạp tài hay là lễ đính hôn. Buổi lễ diễn ra để thông báo chính thức cho hai họ của cô dâu chú rể về việc cặp đôi sẽ trở thành vợ chồng sắp cưới. Lễ ăn hỏi là lúc hai bên gia đình chính thức hứa gả con gái cho nhau, xác định mối quan hệ mới trong hôn nhân, cô gái sẽ trở thành vợ sắp cưới của chàng trai. Đây cũng được xem là ngày mà gia đình nhà trai mang lễ vật ăn hỏi để xin làm rể nhà gái.

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 4

Lễ ăn hỏi là gì?

2.2. Nguồn gốc của lễ ăn hỏi

Từ thời Trung Quốc cổ đại, phần lớn dân chúng học theo đạo khổng rất tôn trọng sĩ phu, là những người đàn ông có học thức và đỗ đạt làm quan. Khi đó nếu người con trai thi đỗ trạng sẽ gọi là Đại Đăng Khoa, nghĩa là có niềm vui lớn, đến khi thành gia lập thất sẽ gọi là Tiểu Đăng Khoa. 

Do chịu sự ảnh hưởng từ Trung Quốc nên văn hóa này được du nhập vào nước ta và tồn tại qua nhiều thế kỷ, tuy nhiên vẫn được điều chỉnh để hài hòa với phong tục nước ta. Chính vì thế, người Việt từ xưa đã xem trong lễ ăn hỏi. 

2.3. Ý nghĩa của lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là nghi thức quan trọng trong tục cưới hỏi, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để dâng lên bàn thờ tổ tiên cả nhà giá, để xin phép gia đình cho cô dâu và chú rể nên duyên vợ chồng. 

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 5

Ý nghĩa của lễ ăn hỏi

Đây là hình thức để hợp thức hóa mối quan hệ của đôi trẻ, sau lễ ăn hỏi, họ sẽ trở thành người chợ chồng sắp cưới. Vì thế, lễ ăn hỏi cũng là dịp để nhà trai thể hiện sự chu đáo, thành ý và sự tôn trọng, biết ơn đến với nhà gái đã sinh thành và nuôi dạy cô dâu. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để hai bên gia đình ngồi lại trao đổi và bàn bạc về lễ cưới chính thức sắp tới. 

3. Phân biệt lễ đính hôn và lễ ăn hỏi có gì khác nhau?

Cả hai lễ đính hôn và lễ ăn hỏi đều là nghi thức trong phong tục cưới hỏi của người Việt, đều mang cùng ý nghĩa đính ước cho đôi trẻ và trở thành vợ chồng trong tương lai. Tùy vào vùng miền sẽ có tên gọi khác nhau, miền Bắc sẽ gọi là lễ ăn hỏi, miền Nam sẽ gọi là đính hôn. 

Bên cạnh đó, cách thức tổ chức cũng khác nhau theo từng địa điểm, do đó bạn nên tìm hiểu thật kỹ để tổ chức đúng theo phong tục tập quán, giữ gìn và phát huy truyền thống lễ nghi của dân tộc Việt.

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 7

Phân biệt lễ đính hôn và lễ ăn hỏi có gì khác?

3.1. Địa điểm, thời gian tổ chức

Thời gian tổ chức lễ đính hôn khá linh hoạt hơn so với lễ ăn hỏi, có thể tổ chức trước lễ cưới chính thức từ 6 tháng đến 1 năm. Bên cạnh đó, lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức trước lễ cưới chính thức khoảng một tháng hoặc nhanh nhất là nửa tháng.

Bên cạnh đó, có nhiều gia đình gộp cả lễ đính hôn vào cùng lễ cưới để tiết kiệm chi phí. Ngược lại. lễ ăn hỏi sẽ được chọn ngày cụ thể và diễn ra trước lễ cưới để thông báo cho bà con, hàng xóm biết rằng con gái họ đã được ngỏ ý để rước về làm dâu.

Buổi lễ ăn hỏi sẽ được diễn ra tại nhà gái một cách long trọng. Tuy nhiên, lễ đính hôn thoải mái hơn, có thể tổ chức tại nhà hàng, địa điểm thỏa thuận giữa hai bên gia đình sao cho phù hợp nhất.

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 8

Địa điểm tổ chức lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

3.2. Sính lễ trong lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

Lễ vật trong ngày đính hôn sẽ được nhà trai chuẩn bị tùy ý và theo điều kiện gia đình. Trong đó gồm trầu cau, trà rượu, trái cây bánh kẹo... Bên cạnh đó, còn có bánh phu thê, bánh hồng, bánh cốm, mứt sen, bánh đậu xanh… để làm phong phú bộ sính lễ. Đối với những gia đình sang trọng có điều kiện hơn có thể chuẩn bị thêm mâm xôi, heo quay… Các lễ vật này sẽ được chuẩn bị theo số chẵn. 

Đồng thời, sính lễ của buổi ăn hỏi sẽ được nhà trai chuẩn bị theo sự thách cưới của nhà gái về số mâm lễ, số lượng lễ vật theo phong tục nhà gái. Tùy thuộc vào đặc trưng của từng vùng miền mà số lượng lễ vật và loại lễ vật sẽ khác nhau. Đặc biệt trong lễ ăn hỏi sẽ có thêm tiền đen, được xem là tiền thách cưới của nhà gái.

Bên cạnh đó, lễ vật trong lễ ăn hỏi sẽ có bánh chưng, bánh dày, tượng trưng cho sự giao hợp âm dương của cô dâu chú rể. Số lượng mâm sính lễ ăn hỏi sẽ là số lẻ.

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 9

Sính lễ trong lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

3.3. Trang phục trong lễ đính hôn và ăn hỏi

Không chỉ cô dâu chú rể mà họ hàng hai bên cũng cần chuẩn bị trang phục lễ đính hôn thật chu đáo để buổi lễ trở nên trang trọng hơn. Thông thường, trang phục cô dâu trong buổi lễ đính hôn khá thoải mái, có thể chọn theo sở thích gồm áo dài truyền thống, váy dài trắng, hoặc váy cưới gọn nhẹ tùy ý. Đồng thời, chú rể sẽ mặc áo vest hiện đại.

Ngược lại, trong lễ ăn hỏi cô dâu thường khoác lên mình bộ áo dài truyền thống. Với ba màu áo phổ biến và hay mặc nhất là đỏ, trắng và vàng. Ngoài ra, cô dâu có thể chọn mặc chiếc áo dài mang màu sắc mà mình thích. Tuy nhiên, màu sắc của áo dài cần phải tươi tắn, vui vẻ, tránh các màu u tối và buồn bã.

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 10

Trang phục trong lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

Đối với chú rể, trang phục lễ ăn hỏi phổ biến nhất là bộ comple và cà vạt, có màu sắc hòa hợp với trang phục của cô dâu. Hoặc chú rể có thể mặc áo dài đồng bộ với cô dâu. 

3.4. Trang sức, nhẫn đính hôn và ăn hỏi khác nhau như thế nào? 

Theo truyền thống của người Việt Nam, trong quá trình thực hiện nghi thức đính hôn, cô dâu, chú rể sẽ tiến hành trao nhẫn cho nhau trước sự chứng kiến của hai bên họ hàn. Cặp nhẫn minh chứng cho tình yêu của cặp đôi sớm đơm hoa kết trái.

Bên cạnh đó, nhẫn và trang sức trong lễ đính hôn sẽ được chuẩn bị tùy vào điều kiện của gia đình nhà trai, để thiện tình cảm của chú rể đối với cô dâu. Tuy nhiên, trang sức và nhẫn đính hôn trong lễ ăn hỏi sẽ được nhà trai chuẩn bị một cách chu đáo, tùy vào lễ thách cưới cũng như điều kiện của nhà trai.

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 11

Trang sức trong lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

3.5. Các nghi lễ trong lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

Mặc dù mỗi vùng, mỗi nơi đều có những nghi thức và thủ tục ăn hỏi riêng, cụ thể các nghi lễ trong lễ đính hôn và lễ ăn hỏi diễn ra khác nhau  như sau:

3.5.1. Lễ nghi trong lễ đính hôn

Cô dâu chú rể trong lễ đính hôn thường ưa chuộng phong cách tổ chức hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống cổ truyền của ông cha ta. Lễ đính hôn không có nhiều nghi thức rườm rà, hoặc có thể không cần người đứng làm chủ hôn để dẫn chuyện. 

Khi cha mẹ hai bên được mời đến ngồi trước bàn thờ tổ tiên để bàn chuyện cau trầu. Đội bưng tráp sẽ trao quả ngay sau khi gặp mặt hoặc có thể đợi đến cuối chương trình. Bên cạnh đó, lễ đính hôn vẫn đầy đủ các lễ nghi như thắp hương, dâng trà, rót rượu, nhưng có phần đơn giản và vui tươi hơn lễ ăn hỏi. 

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 12

Lễ nghi trong lễ đính hôn

Cô dâu chú rể có thể ngỏ lời cầu hôn nhau trước mặt người thân, bạn bè, cùng nâng ly rượu giao bôi để gắn kết thêm tình cảm vợ chồng. Sau đó hai bên gia đình sẽ chào hỏi và nói chuyện thân tình về công việc gia đình, nếp sống cũng như dặn dò đạo lý cho đôi vợ chồng trẻ. 

Lễ gia tiên có thể chỉ diễn ra trong khuôn viên nhà gái, sau đó đoàn rước dâu sẽ tiến thẳng vào nhà để dự tiệc. Lễ bái lạy tổ tiên nhà chồng sẽ không được thực hiện ngay lập tức, mà có thể dời sang ngày hôm sau khi cô dâu chính thức bước vào nhà chồng. 

3.5.2. Các lễ nghi trong lễ ăn hỏi

Các nghi thức của lễ ăn hỏi sẽ được chủ trì bởi ông mai hoặc trưởng họ. Ông mai sẽ giới thiệu nhà trai và nhà gái cũng sẽ đại diện người đứng ra để nhận lời chào và giới thiệu tương tự. 

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 13

Lễ nghi trong lễ ăn hỏi

Sau khi chào hỏi xong, nghi thức khai tráp do mẹ chú rể và mẹ cô dâu thực hiện, các lễ vật được nêu lên để nhà gái xem xét có phù hợp với phần thách cưới không. Nếu nhà gái chấp nhận quả thì mẹ cô dâu sẽ gấp đôi khăn lụa phủ lên tráp để đánh dấu, sau đó cô dâu mới được phép ra mắt hai họ.

Trước sự chứng kiến của hai bên gia đình, cô dâu chú rể sẽ thực hiện lễ bái lạy gia tiên và thân phụ mẫu. Bên cạnh đó, cặp đèn cũng được nhà trai mang qua và đặt lên bàn thờ nhà gái. 

Sau đó, cô dâu chú rể sẽ mời rượu bố mẹ hai bên, tiếp theo mẹ chồng sẽ trao tặng những vật nữ trang cho cô dâu, một khoảng tiền đen.

Buổi lễ ăn hỏi kết thúc, nhà gái sẽ lại quả cho nhà trai, chi đôi mâm quả bằng tay, tránh dùng dao hoặc kéo để mang điềm không lành. Cuối cùng, nhà trai nhận tráp lễ và cuối tạ mang về.

3.6. Thành phần tham dự trong lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

Thành phần tham dự lễ đính hôn sẽ bao gồm cô dâu chú rể, bố hai bên và những bậc trưởng bối, người thân và bạn bè thất thiết của cặp đôi, cùng đội bưng tráp tương ứng với mâm sính lễ của nhà trai mang sang nhà gái. Lễ đính hôn không cần phải có người đại diện phát biểu để dẫn dắt các lễ nghi, mà chỉ diễn ra thoải mái và trao đổi, thỏa thuận các vấn đề cần thiết về lễ cưới của cặp đôi

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 14

Thành phần tham dự trong lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

Bên cạnh đó, Lễ ăn hỏi là nghi thức truyền thống quan trọng nên hầu hết các buổi lễ đều có sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, trong lễ ăn hỏi cần phải có người đại diện phát biểu trong buổi lễ để thể hiện thành ý ngỏ lời cưới hỏi đến nhà gái. 

4. Một số lưu ý khi tổ chức lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

Để có một buổi lễ đính hôn và lễ ăn hỏi hoàn hảo và chỉnh chu nhất, các cặp đôi cần lưu ý trang trí phông màn và bàn thờ gia tiên. Thông thường, lễ đính hôn và lễ ăn hỏi sẽ diễn ra tại nhà gái, do đó, cô dâu có thể trang trí phông màn và bàn thờ gia tiên giúp buổi lễ trở nên trang trọng, xinh đẹp và lung linh hơn. 

[Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết 15

Lưu ý khi tổ chức lễ đính hôn và lễ ăn hỏi

Tiếp theo, cô dâu chú rể sẽ thuê trang phục cho ngày lễ đính hôn và lễ ăn hỏi. Có thể chọn theo phong cách truyền thống hoặc hiện đại tùy vào sở thích của cặp đôi. 

Chuẩn bị sính lễ hoàn thiện, tùy vào từng vùng miền và điều kiện gia đình sẽ có số lượng mâm quả khác nhau. Đồng thời chuẩn bị đoàn bưng mâm cho cả nhà trai và nhà gái tương ứng với số lượng mâm quả.

Ngoài ra, hai bên gia đình cũng cần thỏa thuận thuê xe đưa đón qua lại và thuê thợ chụp ảnh để lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp của hai bên gia đình.

Như vậy, Trang Kim Luxury đã chia sẻ đến các bạn chi tiết về sự khác biệt của lễ đính hôn và lễ ăn hỏi. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai nghi lễ này, từ đó có thể chuẩn bị để tổ chức buổi lễ chỉn chu, hoàn hảo và trang trọng nhất.

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về [Khám phá] TOP 5+ Điểm khác biệt giữa lễ đính hôn và lễ ăn hỏi chi tiết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04800 sec| 1075.219 kb