Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức "chuẩn" dành cho cô dâu và chú rể

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức "chuẩn" dành cho cô dâu và chú rể

Lễ thành hôn là buổi tiệc cưới được tổ chức long trọng của hai bên gia đình. Đồng thời, các bước chuẩn bị cũng trở nên cầu kỳ và nhiều hơn các lễ nghi khác.
-

Nội dung bài viết

Thành hôn là một nghi thức lễ quan trọng để đánh dấu tình yêu của các cặp đôi. Tuy nhiên không ít cặp đôi cảm thấy lo lắng cho việc tổ chức lễ cưới sao cho hoàn hảo và trang trọng nhất. Bởi nó đòi hỏi rất nhiều bước chuẩn bị chi tiết và cụ thể. Cùng Trang Kim Luxury theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu hơn về trình tự tổ chức lễ thành hôn chỉn chu nhất.

1. Những điều cần biết về lễ thành hôn?

Chắc hẳn rất nhiều bạn cảm thấy hoang mang và thắc mắc về những tên gọi trong các nghi lễ tổ chức đám cưới truyền thống như thành hôn, tân hôn, đính hôn và vu quy… Để phân biệt được các tên gọi, bạn có thể tìm hiểu chi tiết như sau:

1.1. Lễ thành hôn là gì?

Lễ thành hôn là ngày mà chú rể sang nhà gái xin rước dâu và đón dâu về nhà trai, đồng thời hai người sẽ chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Bên cạnh đó, lễ thành hôn còn là bữa tiệc đãi khách chung được tổ chức ở nhà hàng hay tại gia dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể  1

Lễ thành hôn là gì?

Ngoài ra, đây cũng là hình thức xin phép, thông báo với bàn thờ tổ tiên, dòng họ hai bên gia đình đã sắp có thêm một nàng dâu, chàng rể. Thành hôn là từ tượng trưng cho lễ đáng cưới được in trong thiệp cưới của hai bên gia đình, sử dụng khá phổ biến ở miền Bắc, minh chứng cho việc gia đình nhà trai sang nhà gái rước dâu. 

1.2. Lễ thành hôn khác gì với lễ tân hôn và lễ đính hôn

Trên thực tế, lễ tân hôn là lễ thành hôn. Trong đó, lễ tân hôn là nghi lễ thành hôn được diễn ra ở nhà trai đón cô dâu mới về nhà chồng. Lễ tân hôn được sử dụng phổ biến ở miền Nam và thường được xuất hiện trên biển cưới tại cổng hoặc phông cưới. Do lễ tân hôn diễn ra ở nhà trai nên hiển nhiên đây cũng là nơi chuẩn bị nhiều thứ hơn nhà gái. 

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 2

Phân biệt lễ thành hôn và lễ tân hôn, đính hôn

Bên cạnh đó, lễ đính hôn là lễ ăn hỏi, khác với lễ thành hôn là lẽ là lễ cưới. Lễ đính hôn diễn ra ở nhà gái và là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con gái giữa hai họ, cô gái sẽ trở thành vợ sắp cưới của chàng trai. Đồng thời nhà trai sẽ mang sính lễ đến nhà gái để chính thức xin phép được nhận làm rễ của nhà gái. Ngoài ra, lễ đính hôn còn gọi là lễ hỏi và được tổ chức trước lễ thành hôn. 

2. Cần chuẩn bị gì cho một lễ thành hôn hoàn hảo? 

Để có một ngày lễ thành hôn long trọng và chỉnh chu nhất thì đòi hỏi cô dâu chú rể và hai bên gia đình phải tiến hành các bước chuẩn bị và có kế hoạch chi tiết. Trước khi chuẩn bị đám cưới, hai bên gia đình trai gái cần có cuộc gặp gỡ nhau.

Đây cũng là dịp để người lớn hai bên cùng nhau bàn bạc, trao đổi, thống nhất để có cách thức tổ chức đám cưới cho đổi trẻ. Từ đó có thể biết rõ hơn về lễ thành hôn cần chuẩn bị những gì.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 3

Chuẩn bị gì cho buổi thành hôn hoàn hảo?

2.1. Dự trù kinh phí tổ chức 

Để chuẩn bị cho ngày trọng đại, sẽ có rất nhiều thủ tục cần làm và kèm theo đó là những khoản chi phí để tổ chức lễ thành hôn. Nếu bạn chủ quan và không tính toán hoặc có một kế hoạch dự trù cụ thể thì chi phí lễ cưới có thể tăng cao so với mức dự đoán, thậm chí là không thể kiểm soát được những chi phí phát sinh. 

Điều này sẽ gây tổn thất cho cả hai bên gia đình. Tùy vào mong muốn của mỗi cặp đôi cũng như tập tục cưới ở mỗi vùng miền sẽ được tổ chức lễ cưới khác nhau.

Cụ thể dự trù kinh phí tổ chức của nhà trai có phần cao hơn so với nhà gái, gồm các khoản chi như nhẫn cưới, trang sức cưới cho cô dâu, tiền nộp tài, tiền mua mâm lễ trái cây, phương tiện đi lại, rạp cưới, âm thanh và ánh sáng, thuê trang phục và trang điểm (chú rể và bố mẹ), trang trí bàn thờ gia tiên, trái cây, bánh kẹo, nước uống cho buổi lễ, tiền sửa chữa, mua sắm cho phòng tân hôn, tiền mâm cỗ tiệc cưới, các chi phí phát sinh khác tùy địa phương…

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 4

Dự trù kinh phí tổ chức lễ cưới

 Dự trù chi phí tổ chức lễ thành hôn nhà gái gồm các khoản như trang sức cho cô dâu, tiền thiệp cưới, thuê trang phục và trang điểm cô dâu, trang trí bàn thờ gia tiên, trái cây, bánh kẹo, nước uống cho buổi lễ, tiền mâm cỗ tiệc cưới, các chi phí phát sinh khác.

2.2. Xem ngày, giờ tổ chức lễ thành hôn  

Lễ thành hôn là nghi lễ trọng đại trong cuộc đời của mỗi người, vì vậy thủ tục cần phải được chuẩn bị cách nghiêm chỉnh, gìn giữ những giá trị tinh túy nhất trong lễ cưới truyền thống Việt. Chính vì thế mà xem ngày cưới là thủ tục hai bên gia đình cần thống nhất với nhau.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 5

Xem ngày giờ tổ chức buổi thành hôn

Theo các chuyên gia cho rằng, nên chọn ngày tổ chức buổi thành hôn vào các ngày sao Bất Tương, Hoàng Đạo, Tốc Hỷ và Đại An. Tránh tổ chức vào những ngày xấu và hắc đạo như Tam Nương, Quả Tú. Bên cạnh đó, cần phải xem tử vi, số mệnh của cô dâu chú rể để chọn ngày tốt tổ chức lễ thành hôn.

2.3. Những lễ vật nhà trai cần phải chuẩn bị cho lễ thành hôn

Tùy theo mỗi vùng miền có văn hóa khác nhau, điều kiện của mỗi gia đình khác nhau sẽ lựa chọn số mâm quả sính lễ cưới phù hợp. Thông thường, số mâm quả sính lễ cưới đầy đủ bao gồm trầu cau, trà, rượu, nến đỏ, mâm bánh ăn hỏi, trái cây, mâm xôi, mâm gà/ heo quay, tiền nạp tài (tiền đen), vàng cưới…

Ngoài ra, tùy theo điều kiện mà nhà trái có thể chuẩn bị thêm mâm quả khác như trang phục, trang sức cho cô dâu… 

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 6

Những lễ vật nhà trai cần chuẩn bị trong buổi thành hôn

2.4. Nhà gái cần chuẩn bị những gì cho lễ thành hôn?

Một trong những bước chuẩn bị buổi thành hôn cần làm là sắp xếp và dọn dẹp lại nhà cửa. Bởi khi lễ cưới diễn ra, bạn bè cùng quan khách đến chung vui, do đó nhà cửa cần khang trang, sạch sẽ để khách tới cũng cảm thấy thoải mái và có cái nhìn thiện cảm hơn về gia chủ. 

Hơn thế, khi đàn trai sang nhà gái rước dâu cũng không cảm thấy e ngại, thay vào đó cảm thấy tự hào và vui vẻ hơn.         

2.5. Trang phục nên mặc trong buổi lễ thành hôn

Trang phục truyền thống cho cô dâu chú rể là áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân. Cặp áo dài sẽ có kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và họa tiết tương tự nhau. Tạo nên sự hài hòa, đồng bộ của cô dâu và chú rể trông đẹp mắt hơn.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 7

Trang phục nên mặc trong buổi thành hôn

Thường cô dâu chú rể ưu tiên lựa chọn màu sắc có tone màu đỏ, màu trắng, vàng, xanh và hồn… Mỗi màu sẽ mang ý nghĩa riêng, tùy vào vóc dáng, sở thích làn da mà cô dâu chú rể có thể lựa chọn được màu sắc áo dài phù hợp. 

Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị trang phục cho cha mẹ hai bên. Thông thường, mẹ sẽ mặc áo dài truyền thống, bố sẽ mặc vest phối cà vạt. Kiểu áo dài thường được thiết kế kín đáo, trang nhã và sang trọng. Họa tiết không nên quá cầu kỳ, sặc sỡ nhưng vẫn toát lên nét mặn mà ở tuổi trung miên. 

Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị trang phục cho đội bưng mâm lễ thành hôn, họa tiết thường đơn giản và tao nhã. Đồng thời, nên chọn tone màu nhẹ nhàng, không quá rực rỡ.

3. Trình tự diễn ra một buổi lễ thành hôn

Lễ thành hôn là buổi lễ cuối cùng trong các nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam ngày nay, do đó cần tổ chức chu đáo và đầy đủ các thủ tục. Trình tự diễn ra lễ cưới như sau:

3.1. Các bước tổ chức lễ thành hôn tại nhà gái

Lễ cưới nhà gái là quá trình hai bên gia đình thực hiện các thủ tục nghi lễ để đón cô dâu về nhà chồng.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 8

Các bước tổ chức lễ thành hôn tại nhà gái

3.1.1. Nhà trai tập trung trung tại nhà gái

Dựa trên các điều kiện mà hai bên gia đình đã thỏa thuận, theo ngày giờ đẹp nhà trai xuất hành đi đón dâu. Lúc này, nhà trai sẽ sắp xếp đội hình theo thứ tự, chỉnh tề trang phục, kiểm tra sính lễ đến giờ hoàng đạo để xin làm lễ nhập gia.

3.1.2. Nhà trai xin làm lễ nhập gia

Vị chủ hôn cùng dàn bưng mâm quả nhà gái và một số người chủ nhiệm nhà gái đón tiếp đứng chào sẵn trước cổng hoa. Lúc này, vị chủ hôn nhà trai cùng phù rể bưng khai rượu tiến vào thủ tục, toàn bộ nhà trai sẽ đứng ngoài chờ đợi. 

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 9

Lễ nhập gia tại nhà gái

Chủ hôn nhà trai tới bên trong nhà gái chào hỏi ông bà, họ hàng nhà gái rồi phát biểu và xin phép để nhà trai thực hiện tiếp các bước sau là lễ nhập gia. Khi nhà gái đồng ý, sẽ trả lời chấp thuận, đồng thời chú rể sẽ rót rượu ra hai chung nhỏ mời hai vị chủ hôn. 

3.1.3. Nhà trai tiến hành trao mâm quả cho nhà gái

Dàn bưng mâm quả sẽ tiến đến trước cổng hoa và đứng đối xứng với dàn bưng mâm nhà gái theo sự hướng dẫn của quay phim, chụp ảnh cưới. Hai bên thực hiện hiện nghi thức trao mâm quả, cùng lùi về vị trí cũ, tạo thành lối đi ở giữa. Chú rể sẽ theo lối này để đi vào trong nhà. Khi người lớn hai bên đã vào hết thì dàn bưng quả nhà gái sẽ đi theo sau và đặt vị quả ở vị trí được hướng dẫn.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 10

Nhà trai tiến hành trao mâm quả cho nhà gái

3.1.4. Nhà trai chào hỏi, giới thiệu và trình quả

Sau khi nhà trai vào chỗ ngồi ổn định, mọi người giữ im lặng để vị chủ hôn nhà trai đứng lên phát biểu. Nhà trai sẽ giới thiệu mục đích và xin phép trình lễ lên ông bà các mâm quả sính lễ, đồng thời nhà gái sẽ đại diện nhận quả.

3.1.5. Nhà trai làm lễ xin dâu

Nhà trai sẽ mở lời xin phép bên nhà gái cho cô dâu được trình diện hai họ. Cô dâu sẽ xuất hiện cùng với mẹ và chú rể sẽ vào đón cô dâu ra. Cô dâu khoanh tay, cúi đầu chào hai họ, miệng cười tươi tắn. Người chủ trì sẽ hướng dẫn trao sính lễ dưới sự chứng kiến của đôi bên. 

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 11

Nhà trai làm lễ xin dâu

3.1.6. Thực hiện lễ gia tiên

Cô dâu chú rể sẽ tự tay sửa soạn lễ vật để dâng lên tổ tiên như dăm lá trầu cau và chia nhỏ các lễ vật mỗi thứ một ít để tượng trưng rồi dâng lên bàn thờ. Tất cả sẽ được thực hiện bằng tay và không được dùng dao, kéo. Sau đó, đọc lời khấn thì bái lạy. 

Trong thủ tục miền nam sẽ được gọi là lễ lên đèn. Cặp đôi sẽ đốt mà nhà trai chuẩn bị trong bộ sính lễ và dâng lên bàn thờ.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 12

Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên

3.1.7. Thực hiện lễ dâng trà

Cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau dâng trà hoặc rượu cho các bậc trưởng bối, bố mẹ hai bên… Lễ dâng trà ở nhà gái sẽ ưu tiên cho những người thuộc họ hàng nhà gái để chào mừng chàng rể mới, cùng như lời tạm biệt của cô dâu với những người trong gia đình đi về nhà chồng.

3.1.8. Tiến hành lễ rước dâu

Hai bên gia đình sẽ cùng giao lưu trà nước và trò chuyện để cử hành lễ rước dâu. Cặp đôi sẽ ra cổng để chụp ảnh kỷ niệm cùng gia đình, người thân, bạn bè…

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 13

Tiến hành lễ rước dâu bên nhà gái

3.2. Trình tự tổ chức lễ thành hôn tại nhà trai

Lễ thành hôn ở nhà trai còn gọi là lễ tân hôn, gia đình sẽ thực hiện các thủ tục nghi lễ sau khi đưa cô dâu về trước cổng nhà chồng. Trình tự sẽ diễn ra như sau:

3.2.1. Nhà trai làm lễ đón dâu

Lễ đón dâu được bắt đầu từ khi xe hoa đưa dâu về đến nhà trai, thường sẽ dừng cách nhà trai một đoạn khoảng 100m . Cô dâu chú rể sẽ bước xuống xe hoa và chỉnh trang phục chỉnh tề. Chờ đến giờ hoàng đạo, mẹ chồng sẽ dẫn cô dâu bước vào nhà.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 14

Lễ đón dâu bên nhà trai

3.2.2. Cô dâu trình diện nhà trai

Sau khi họ hàng hai bên ổn định chỗ ngồi, cô dâu cúi chào bà con bên nhà trai và đứng một bên chờ chủ hôn hướng dẫn làm lễ. Người bên nhà trai có vai vế lớn sẽ giới thiệu lần lượt để nhà gái biết mặt.

3.2.3. Lễ gia tiên tại nhà trai

Cặp đôi sẽ thắp nhang trước bàn thờ gia tiên và khấn cầu, bái lạy. Sau đó, cả hai sẽ uống chung một ly rượu, ăn một miếng trầu, mang ý nghĩa cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 15

Lễ gia tiên bên nhà trai

3.2.4. Lễ dâng trà tại nhà trai

Lễ dâng trà ở nhà trai cũng tương tự như ở nhà gái, cô dâu mới về sẽ rót trà, mời rượu bái kiến các ông bà, người có vai vế lớn bên nhà chồng.

3.2.5. Cô dâu chú rể thăm phòng cưới 

Sau khi hoàn tất các thủ tục nghi lễ, hai bên gia đình sẽ cùng chuyện trò và uống nước. Mẹ chồng sẽ đưa cả hai vợ chồng vào thăm phòng cưới để nghỉ ngơi một chút, hoặc cô dâu sẽ tranh thủ thời gian để thay trang phục mới cho gọn nhẹ.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 16

Chú rể cô dâu thăm phòng cưới

4. Một số lưu ý thực hiện một lễ thành hôn đầy đủ

Ai cũng mong muốn có một lễ thành hôn chỉn chu, đầy đủ và hoàn hảo. Do đó, bước chuẩn bị khác quan trọng, tránh trường hợp thiếu sót và sơ sài trong ngày trọng đại, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

4.1. Chuẩn bị đầy đủ các sính lễ phù hợp với phong tục tập quán

Sính lễ là vật không thể thiếu trong lễ thành hôn, được nhà trai chuẩn bị mang sang nhà gái với ý nghĩa hỏi dâu và cảm ơn gia đình nhà gái. Do đó cũng cần được chuẩn bị và lựa chọn, sắp xếp một cách cẩn thận, kỹ lưỡng.

Nhà trai sẽ dựa vào số lượng tráp và các lễ vật đã bàn bạc để chuẩn bị sao cho chu đáo nhất. Bên cạnh đó, gia đình nhà còn phải chuẩn bị một khoản tiền để dâng lên tổ tiên nhà gái. Số tiền này tùy thuộc vào sự thống nhất giữa hai bên gia đình.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 17

Chuẩn bị sính lễ phù hợp phong tục tập quán

4.2. Mời người đại diện và phát biểu phù hợp

Một nhân vật không thể thiếu trong buổi thành hôn là đại diện cho họ nhà trai và đại diện cho họ nhà gái. Mỗi bên gia đình nên chọn một người đại diện uy tín, nói chuyện dõng dạc, nghiêm túc, khéo léo và đặc biệt có kinh nghiệm để tổ chức lễ cưới, họ có thể đứng lên tuyên bố hay nêu ra các vấn đề cần thiết.

Người đại diện thường là ông bà, người thân trong gia đình, khi có thể nhờ hàng xóm nếu thấy họ có thể đảm nhiệm tốt vai trò này.

4.3. Xem ngày, giờ, chọn trang phục hợp lý cho lễ thành hôn

Việc chọn ngày giờ cho lễ cưới nên có sự đồng thuận giữa hai bên gia đình. Cần xem ngày đẹp cho các lễ theo lịch âm, hợp tuổi, hợp mệnh cô dâu chú rể. Nếu hai bên gia đình lựa chọn cưới vào mùa xuân thì sau Tết âm lịch hoặc mùa thu từ tháng 9-12, cần khẩn trương chuẩn bị và đặt các nhà cung cấp dịch vụ lễ cưới.

Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức ''chuẩn'' dành cho cô dâu và chú rể 18

Xem ngày, giờ, chọn trang phục cho lễ thành hôn

Trường hợp tổ chức vào những mùa còn lại, nếu có nhiều thời gian chuẩn bị hơn thì có thể chọn một ngày cưới hoàn hảo nhất. Đồng thời, cặp đôi cần lựa chọn trang phục cưới đồng nhất với phong cách của buổi thành hôn để phù hợp với concept nhất.

Đối với cô dâu có thể sẽ cần 2-4 bộ váy cưới để có thể thay đổi cho sinh động và phù hợp nhất. Chú rể sẽ cần 2-3 bộ vest đơn giản để tiếp khách mời. Các bạn nên chọn trang phục cưới của mình sao cho vừa vặn và thoải mái, tự tin và phù hợp với nhau về màu sắc, thiết kế.

4.4. Chuẩn bị tiệc trà, tiếp đón khách mời chu đáo, chỉn chu

Việc chuẩn bị tiệc trà để đón tiếp khách mời cũng vô vùng quan trọng, giúp bạn tránh tình trạng không hài lòng và sai sót khi không đáng có trong buổi tiệc. Vì thế cần lên kế hoạch thực đơn cụ thể và chỉnh chu nhất. Đây là hình thức để cô dâu chú rể và gia đình gửi lời cảm ơn đến bữa tiệc chung vui cùng gia đình.

Như vậy, Trang Kim Luxury đã chia sẻ đến bạn chi tiết về buổi lễ thành hôn dành cho cô dâu chú rể. Mong rằng bài viết sẽ mang đến nguồn thông tin bổ ích và thiết thực giúp các cặp đôi sắp cưới chuẩn bị buổi lễ thành hôn chỉn chu, hoàn hảo và đáng nhớ nhất. Hãy lên kế hoạch tổ chức lễ cưới một cách chi tiết và cụ để để tránh những thiếu sót không đáng có xảy ra.

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về Lễ thành hôn là gì? Trình tự tổ chức "chuẩn" dành cho cô dâu và chú rể

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.08260 sec| 1098.969 kb