[Bật mí] Lễ thành hôn là lễ gì? Nguồn gốc & Ý nghĩa của lễ thành hôn

[Bật mí] Lễ thành hôn là lễ gì? Nguồn gốc & Ý nghĩa của lễ thành hôn

Lễ thành hôn được xem là một sự kiện quan trọng của đời người. Do đó, nếu hiện tại bạn đã tìm được ý trung nhân và quyết định cùng nhau nắm tay nhau đi hết quãng đường còn lại thì việc tìm hiểu lễ thành hôn là lễ gì là vô cùng quan trọng để cả hai hướng tới cuộc sống gia đình viên mãn trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cần nắm được những phong tục, tập quán trong lễ cưới ở Việt Nam. Cùng Trang Kim Luxury tìm hiểu nhé!

1. Tìm hiểu về lễ thành hôn

Để có thể chuẩn bị và tổ chức một buổi lễ thành hôn thành công và ý nghĩa thì cô dâu và chú rể cần nắm được thế nào là lễ thành hôn và những nghi thức tổ chức trong ngày trọng đại này.

1.1. Lễ thành hôn là lễ gì? 

Lễ thành hôn hay còn gọi là lễ cưới, đây là ngày chú rể sang nhà gái xin dâu và đón dâu về nhà trai, từ đó hai người chính thức lên duyên vợ chồng, cùng nhau trải qua đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống. 

Những điều thú vị về lễ thành hôn

Những điều thú vị về lễ thành hôn

Lễ thành hôn được xem là một buổi tiệc thường đãi các khách chung được tổ chức tại nhà hàng, khách sạn nhằm thông báo chính thức cặp đôi kết duyên phu thê dưới sự tác thành của hai bên gia đình và dưới sự chứng kiến của bạn bè. 

Trong lễ thành hôn ở cả miền Bắc và miền Nam, các nghi lễ thực hiện tại nhà gái đều sử dụng chữ “Lễ vu quy” trên thiệp cưới và phông nền. Các thủ tục cơ bản ở nhà gái sẽ là mẹ chú rể thực hiện lễ xin dâu, đại diện hai bên gia đình lên phát biểu, cô dâu và chú rể làm lễ gia tiên và nhận quà hồi môn.

Sau khi hoàn thành các thủ tục tại họ nhà gái, hai bên gia đình sẽ di chuyển đến nhà trai. Lúc này, nghi lễ đón dâu tại nhà trai có ý nghĩa “chào đón người mới” nên sẽ sử dụng từ “lễ thành hôn”. Các thủ tục cơ bản trong lễ này là lời phát biểu của hai bên gia đình, nghi lễ gia tiền và tặng quà hồi môn chính thức xác nhận đôi trẻ nên duyên vợ chồng.

1.2. Nguồn gốc của lễ thành hôn

Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, ước tính lễ thành hôn được ra đời vào thời kỳ quá độ Tòng Phụ Cư (chế độ mẫu hệ ) sang chế độ Tòng Phu Cư (chế độ phụ hệ). Cùng với đó là sự củng cố bền vững cho hình thức hôn nhân một vợ, một chồng.

Nguồn gốc của lễ thành hôn

Nguồn gốc của lễ thành hôn

Vào giai đoạn cuối của chế độ mẫu hệ, hình thái gia đình cơ bản đã hình thành. Trong hôn nhân đối ngẫu, 1 vợ 1 chồng cùng sinh sống và luôn dành cho nhau tình cảm sâu nặng. Với tính chất của thời đại xã hội xưa, nam nữ thanh niên bắt đầu thể hiện sự coi trọng của mình với hôn nhân và mong muốn tình cảm vợ chồng luôn bền chặt như trời đất.

Mục đích tổ chức lễ thành hôn của người xưa cũng khá tương đồng so với hiện nay. Lễ thành hôn được tổ chức với mục đích thông báo cho mọi người viết và để hai bên gia đình chính thức công nhận đôi bạn trẻ trở thành vợ chồng. Từ đó hai vợ chồng sẽ xây dựng nhà cửa, kiếm kế sinh nhai và có con cái nối dõi tông đường. Điều này là nguyên nhân và nguồn gốc của hôn lễ từ xưa tới nay.

2. Ý nghĩa của lễ thành hôn 

Lễ thành hôn được xem là hình thức xin phép và thông báo với tổ tiên, họ hàng hai bên cũng như quan khách rằng gia đình đã có thêm một nàng dâu, một chàng rể mới dưới sự chứng kiến của mọi người.

Ý nghĩa đặc biệt của lễ thành hôn

Ý nghĩa đặc biệt của lễ thành hôn

Đồng thời, lễ thành hôn cũng muốn bày tỏ, khẳng định quyền và nghĩa vụ của hai vợ chồng đối với hai bên gia đình. Dù là vợ hay chồng thì người đó cũng phải giữ lời hứa của mình, bảo vệ quyền lợi và danh dự của cả 2 bên.

Thêm vào đó, những người khác cũng phải tôn trọng quyền và nhân cách của cả hai người, thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ và không được có bất cứ hành động không chính đáng nào nhằm phá vỡ hạnh phúc gia đình đó.

3. Khám phá nguồn gốc một số nghi thức lễ thành hôn

Đã bao giờ bạn tìm hiểu nguồn gốc của các nghi lễ trong lễ thành hôn chưa? Lễ thành hôn là dịp trọng đại đánh dấu sự kết đôi của cô dâu chú rể trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và bạn bè. Bên cạnh sự hiện diện của cô dâu chú rể, các nghi lễ quen thuộc trong lễ cưới đều mang những ý nghĩa đặc biệt.

Nguồn gốc của các nghi lễ trong lễ thành hôn

Nguồn gốc của các nghi lễ trong lễ thành hôn

3.1. Chiếc váy cưới màu trắng của cô dâu

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao váy cưới thường là màu trắng không? Sự thật là chiếc váy màu trắng trong đám cưới được lấy cảm hứng từ lễ cưới của nữ hoàng Victoria. Trong lễ cưới của nữ hoàng Victoria, cô dâu của vương quốc Anh diện những bộ váy cưới màu sáng, rực rỡ và những bộ váy này có thể được mặc lại trong những dịp quan trọng khác.

Ở thời điểm đó, cô dâu 20 tuổi Victoria đã chọn một chiếc váy trắng để làm nổi bật phần ren và đăng ten mềm mại trên thân áo. Tuy nhiên trước lễ cưới của nữ hoàng Victoria, nhiều gia đình đã chọn cho con gái của mình một chiếc váy cưới màu trắng để thể hiện sự sung túc.

Tại sao váy cưới của cô dâu có màu trắng?

Tại sao váy cưới của cô dâu có màu trắng?

Theo quan niệm phương Đông, màu trắng tinh khôi của váy cưới không chỉ giúp cô dâu rực rỡ hơn, thu hút hơn trong lễ thành hôn của mình mà còn thể hiện sự thanh khiết, trong trắng của cô dâu mới.

3.2. Nhẫn cưới trong lễ thành hôn

Phong tục đeo nhẫn cưới có nguồn gốc từ người Ai Cập cổ đại vì họ tin rằng hình tròn của chiếc nhẫn cưới tượng trưng cho sự vĩnh cửu, khi đã kết hôn, hai vợ chồng sẽ sống trọn đời bên nhau. Lúc bấy giờ, những chiếc nhẫn được bện từ sợi sậy và được đeo ở ngón áp út tay trái- ngón tay được xem là có tĩnh mạch dẫn trực tiếp tới trái tim.

Nhẫn cưới là biểu tượng cho sự chung thủy

Nhẫn cưới là biểu tượng cho sự chung thủy

Nhẫn cưới là một phần vô cùng quan trọng trong lễ thành hôn. Người La Mã xưa cũng tặng nhẫn cưới như một lời chúc tài lộc hay một món quà giá trị cho cô dâu và chú rể.  Hàng trăm năm sau, sự xuất hiện của kim cương gắn liền với những chiếc nhẫn đính hôn. 

Chiếc nhẫn đính hôn gắn kim cương lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1477, do hoàng đế Archduke Maximilian của nước Áo sở hữu. Ngày nay, nghi lễ cầu hôn bằng nhẫn kim cương hoặc vàng đã trở thành một điều phổ biến.

3.3. Nguồn gốc của bánh kem trong lễ cưới

Những chiếc bánh kem trong lễ thành hôn xuất xứ từ La Mã cổ đại. Người La Mã có tục lệ kết thúc lễ thành hôn bằng cách vò nát bánh Scone trên đầu cô dâu chú rể như một lời chúc may mắn, con đàn cháu đống. Sau đó, cả hai sẽ cùng nhau ăn vài miếng bánh để thể hiện sự gắn kết. Đây được xem là “sự đồng lòng” đầu tiên của cô dâu chú rể với tư cách là một cặp vợ chồng.

Ý nghĩa của bánh kem trong lễ thành hôn

Ý nghĩa của bánh kem trong lễ thành hôn

Hiện nay, nghi thức này vẫn được duy trì rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới với ý nghĩa thể hiện sự cam kết, đồng lòng của cô dâu chú rể, sẵn sàng cho một cuộc sống hôn nhân gắn bó lâu bền, cùng nhau tận hưởng hạnh phúc cũng như nắm tay nhau vượt qua khó khăn, thử thách.

3.4. Tung hoa trong lễ thành hôn 

Ít người có thể tưởng tượng rằng, tục tung hoa trong lễ thành hôn vốn được thực hiện với mục đích ngăn chặn những người xung quanh xé váy cưới của cô dâu. Tập tục này bắt nguồn từ thời Trung Cổ tại Châu Âu. 

Những người phụ nữ độc thân thời kỳ đó thường đuổi theo và xé váy cưới của cô dâu với niềm tin rằng may mắn trong tình yêu sẽ đến với họ.

Ý nghĩa của việc tung hoa trong lễ thành hôn

Ý nghĩa của việc tung hoa trong lễ thành hôn

Ngày đó, váy cưới không đắt như hiện nay và đa số cô dâu không có dịp mặc lại chiếc váy của mình nên tục lệ này cứ thế diễn ra nhiều năm. Tuy nhiên, hiện nay giá nguyên liệu và nhân công làm ra một chiếc váy cưới không hề rẻ, dần dần việc giữ váy lại sau đám cưới trở thành truyền thống.

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi lễ thành hôn là lễ gì. Mong rằng Trang Kim Luxury đã đem đến cho những cặp đôi các thông tin bổ ích để chuẩn bị cho đám cưới sắp tới. Chúc các đôi vợ chồng trẻ có một lễ thành hôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc!

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về [Bật mí] Lễ thành hôn là lễ gì? Nguồn gốc & Ý nghĩa của lễ thành hôn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06459 sec| 1019.977 kb