[Khám phá] Lễ thành hôn tại nhà gái: 5 chú ý để lễ thành hôn hoàn hảo

[Khám phá] Lễ thành hôn tại nhà gái: 5 chú ý để lễ thành hôn hoàn hảo

Lễ thành hôn tại nhà gái có nghi thức gì đặc biệt? Cùng Trang Kim Luxury cập nhật chi tiết quy trình trong ngày trọng đại này nhé!

Lễ thành hôn tại nhà gái là một trong những quy trình bạn nhất định phải tìm hiểu trước khi có ý định rước nàng về “dinh”. Những nghi thức này phải được đảm bảo diễn ra theo đúng trình tự, phong tục tập quán bản địa. Vậy liệu bạn đã nắm được hết những nguyên tắc cơ bản này? Cùng Trang Kim Luxury khám phá ngay để có một lễ thành hôn hoàn hảo bạn nhé!

Nghi thức lễ thành hôn tại nhà gái

1. Mục đích lễ thành hôn tại nhà gái

Lễ thành hôn tại nhà gái hay còn được người miền Bắc gọi với cái tên là Lễ vu quy (lễ đưa con gái về nhà chồng). Trái lại người miền Trung và miền Nam lại chuộng tên gọi là Lễ tân hôn hơn tức là lễ kết hôn dành cho các cặp vợ chồng mới. 

Dù cho có được gọi với cái tên như thế nào đi chăng nữa thì buổi lễ vẫn luôn mang trong mình một ý nghĩa và mục đích hết sức đặc biệt. 

Mục đích buổi lễ thành hôn được tạo ra nhằm xác định một ngày chính thức để gia đình nhà trai sang nhà gái để tổ chức lễ xin dâu (hỏi cưới) và rước dâu. Cũng kể từ đó, cô dâu và chú rể sẽ trở thành vợ chồng dưới sự chứng kiến của dòng tộc, họ hàng và bạn bè thân thiết.

Lễ thành hôn nhằm xác định mối quan hệ vợ chồng của cô dâu và chú rể

Lễ thành hôn ngày nay đều được đơn giản hóa các thủ tục cưới hỏi, bỏ đi các chi tiết rườm rà để tiết kiệm thời gian cũng như là chi phí cho cả đôi bên. Chẳng hạn như, thay vì tổ chức lễ ăn hỏi (lễ xin dâu) trước một tháng thì bây giờ hai bên gia đình thường thống nhất với nhau từ trước để gộp lễ ăn hỏi và lễ rước dâu cùng diễn ra vào một ngày. 

Quy trình rút gọn này mặc dù giúp giảm thiểu thời gian nhưng cũng tùy phong tục từng nơi mà có thể thay đổi. 

2. Trình tự diễn ra lễ thành hôn tại nhà gái chi tiết

Trình tự diễn ra lễ thành hôn tại nhà gái thông thường sẽ được tổ chức qua 7 bước. Trong đó, việc đảm bảo thời gian hoàn thành và thứ tự các nghi lễ phải được ưu tiên lên hàng đầu. Vậy các bước này có gì đặc biệt? Hãy cùng Trang Kim Luxury tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây: 

Trình tự diễn ra lễ thành hôn tại nhà gái

2.1. Nhà trai đến nhà gái để tiến hành nghi thức xin dâu

Nghi thức xin dâu là phần đầu tiên được thực hiện trong buổi lễ. Để chuẩn bị sẵn sàng cho nghi thức này, nhà trai cần lên trước danh mục các sính lễ xin dâu cần chuẩn bị. Các sính lễ này thường có: mâm trầu cau, mâm bánh, mâm hoa quả, mâm xôi gà, mâm heo quay, mâm tiền nạp tài, mâm trà - rượu - thuốc, mâm trang sức,... 

Tùy vào điều kiện từng gia đình cũng như phong tục khác nhau mà số lượng các sính lễ này sẽ thay đổi phù hợp. Các sính lễ này còn được đại diện cho phong tục “thách cưới” của nhà gái khi đồng ý gả con gái cho nhà trai. 

Lễ xin dâu tại nhà gái sẽ bắt đầu vào giờ hoàng đạo được xem xét kỹ lưỡng trước đó. Nhà trai bắt buộc phải đến trước giờ, đội tráp lễ phải bê xếp thành một hàng ngay ngắn trước cổng nhà cô dâu. Cùng lúc đó, nhà gái cũng chuẩn bị hồng bao lì xì để đáp lễ và đứng sẵn thành một hàng đối xứng với nhà trai để tiến hành trao sính vật xin dâu. 

Nghi thức xin dâu và trao sính lễ

Sau đó, nhà gái tiến hành mời gia đình nhà trai vào hội trường tổ chức để ổn định chỗ ngồi, xơi trầu, uống nước để nói chuyện. Sính lễ cưới cũng được bê vào ngay sau đó để đặt lên bàn thờ gia tiên làm lễ.  

2.2. Hai bên gia đình chào hỏi và trao lễ vật 

Nghi thức tiếp theo trong lễ thành hôn tại nhà gái đó là việc người đại diện chủ hôn mở lời xin dâu. Đại diện gia đình nhà trai sẽ đứng lên phát biểu, chào hỏi, giới thiệu thành phần phía bên nhà trai và nêu lý do có mặt để tổ chức ngày hôm đó. 

Nhà gái cũng thuận theo tự nhiên mà cử ra một người (thường là trưởng dòng tộc, ông bà, bố mẹ,...) đại diện đáp lại ý xin dâu của nhà trai. Thay mặt họ hàng dặn dò cô dâu trước khi về nhà chồng và gửi gắm nhờ cậy gia đình nhà trai trông nom, dạy dỗ, coi cô dâu như con cái trong nhà.

Hai bên gia đình chào hỏi và trao lễ vật​​

Cuối cùng, sau lời phát biểu của gia đình nhà gái, hai bên sẽ tiến hành trao sính lễ cưới. Thường nhà gái sau khi nhận được sính lễ sẽ trả lễ lại cho bên nhà trai 1/3 đến 1/2 lễ vật. 

2.3. Cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái

Làm lễ gia tiên là một phần không thể thiếu trong quy trình tổ chức lễ thành hôn tại nhà gái. Phong tục này đã được gìn giữ từ thời xa xưa như một lời căn dặn về truyền thống văn hóa: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đó, cô dâu chú rể sẽ dâng hương lên bàn thờ tổ tiên chính thức trình diện trước ban thờ dòng họ cảm ơn công sinh thành và ra mắt con rể mới trong gia đình.

Cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái

2.4. Cô dâu, chú rể ra mắt chào hỏi hai bên gia đình

Nghi lễ ra mắt chào hỏi nhằm giới thiệu con dâu và con rể mới trong gia đình. Dưới sự chứng kiến của họ hàng và bạn bè hai người xa lạ chính thức trở thành con cái trong nhà với vai trò mới, san sẻ gánh nặng, trách nhiệm của đôi bên cho nhau. Và hơn hết, cô dâu & chú rể đều được công nhận có mối quan hệ vợ chồng trên phương diện về xã hội.

Cô dâu & chú rể ra mắt chào hỏi hai bên gia đình

Ngoài phần chào hỏi, lễ ra mắt này thường có thêm phần têm trầu, mời trà thuốc của cô dâu & chú rể với các vị trưởng bối trong gia đình. Nghi lễ này nhằm thể hiện sự thành kính với bề trên và ngụ ý hứa hẹn trách nhiệm hiếu thảo với bố mẹ chồng và bố mẹ vợ của cặp vợ chồng son. 

2.5. Gia đình cô dâu trao của hồi môn 

Phong tục trao của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng được bắt nguồn từ thời Xuân Thu của Trung Quốc. Theo truyền thống, của hồi môn thường những vật có giá trị cao như đất đai, xe cộ, tiền, vàng bạc, trang sức hoặc đôi khi là đồ dùng như tủ, rương, giường,...

Mục đích của nghi thức này xuất phát từ tư tưởng mong muốn đỡ đần cuộc sống sau khi lập gia đình của con gái, phân chia của cải để dành vốn liếng làm ăn của hai vợ chồng sau này. Đồng thời với đó là lời chúc cho cô dâu luôn được may mắn, đủ đầy, khởi đầu thuận lợi, nhẹ nhàng, hanh thông khi bắt đầu cuộc sống mới bên nhà chồng. 

Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại và văn minh hơn của hồi môn thực sự không đặt nặng như giai đoạn về trước. Của hồi môn trong nghi lễ thành hôn tại nhà gái thường là trang sức: vòng kiềng, nhẫn cưới, hoa tai,... dành cho cô dâu và chú rể như một món quà cưới của người thân trong gia đình.

Gia đình cô dâu trao của hồi môn

2.6. Nhà trai phát biểu, tuyên bố lý do 

Để khép lại buổi lễ xin dâu, nhà trai sẽ tiến hành phát biểu gửi lời cảm ơn tới thành ý cũng như công ơn nuôi dưỡng gia đình nhà gái đã giúp cho nhà trai có một người con dâu tương lai thảo hiền. Cuộc trò chuyện đầm ấm và trang trọng này cũng sẽ chính thức được khép lại sau lời xin tiến hành lễ rước dâu từ gia đình nhà trai. 

2.7. Nhà trai tiến hành lễ rước dâu

Nghi thức cuối cùng trong lễ thành hôn tại nhà gái hoàn chỉnh đó chính lễ rước dâu. Đây có thể nói là hoạt động sôi nổi nhất được diễn ra trong ngày cưới của đôi vợ chồng trẻ. 

Nhà trai và nhà gái sẽ sắp xếp đoàn xe rước dâu. Trong đó, xe chở cô dâu và chú rể sẽ đi trước, nối sau đó là đoàn xe của họ hàng và bạn bè hai bên gia đình.

Nghi thức rước dâu trong ngày lễ thành hôn tại nhà gái

Theo một số quan niệm, khi cô dâu sau khi bước ra cửa, lên xe hoa tuyệt đối không được quay đầu ngoái lại nhìn về nhà mẹ đẻ. Đồng thời với đó, bố cô dâu sẽ thường là người đưa con gái về nhà chồng. Quan niệm này chỉ nhằm mục đích tránh những điều xui rủi, kém may mắn hay thể hiện sự tiếc nuối của cô dâu trong ngày cưới để có một cuộc hôn nhân thật hạnh phúc và trọn vẹn. 

3. 5+ lưu ý để lễ thành hôn tại nhà gái được diễn ra hoàn hảo

Quy trình diễn ra buổi lễ thành hôn tại nhà gái đã được Trang Kim Luxury bật mí chi tiết ngay bên trên. Vậy để có một ngày cưới được diễn ra hoàn hảo nhất thì bạn cần phải chuẩn bị những gì? Dưới đây là 5+ lưu ý nhất định bạn phải nắm chắc khi lên kế hoạch chuẩn bị:

Những lưu ý để có một lễ cưới hoàn hảo nhất

3.1. Dự trù ngân sách tài chính để tổ chức lễ thành hôn

Lưu ý đầu tiên, đó chính là việc cân đối dự trù ngân sách tài chính để tổ chức lễ thành hôn. Bạn không thể “vung tay quá trán” mua quá nhiều đồ dùng không cần thiết để rồi đến bản thân phải lúng túng trong lúc chi trả các hạng mục. 

Vì thế, nhất định bạn phải liệt kê được danh sách các hạng mục, chi phí dự kiến. Và tất nhiên là không thể quên tất cả các chi phí đó phải được phân bổ đồng đều dựa theo tổng ngân sách mà bạn dự trù chi tiêu cho đám cưới. 

Dự trù ngân sách tổ chức đám cưới

Một số các hạng mục cơ bản cần có sẽ bao gồm: 

  • Chụp ảnh cưới: 5 - 30 triệu cho một gói (chụp ảnh, thuê vest, váy cưới, trang điểm cô dâu,...)

  • Tiệc cưới: 50 - 300 triệu tùy vào địa điểm tổ chức và chất lượng tiệc

  • Tráp sính lễ: 10 - 20 triệu tùy vào điều kiện từng gia đình

  • Nhẫn cưới: 5 - 10 triệu đồng

  • Hôn trường: 6 - 40 triệu tùy vào trang trí hoa tươi hay hoa giả, chất lượng rạp, …

  • Chi phí phát sinh thêm (dự trù 10% - 15% trên tổng chi phí)

3.2. Lên danh sách khách mời 

Để có thể xây dựng được một tiệc cưới chỉnh chu trong lễ thành hôn tại nhà gái nhất định bạn không được bỏ qua bước lên danh sách khách mời. Đây sẽ là cơ sở để bạn sắp xếp bố trí tiệc trà, bánh kẹo, cỗ cưới cũng như là không gian, bàn ghế để đón khách được thoải mái nhất. 

Lên danh sách khách mời ngày cưới

Khách mời sẽ bao gồm có người thân nội, ngoại của gia đình, bạn bè của bố & mẹ, bạn bè của cô dâu, hàng xóm thân thiết của gia đình. Vì vậy, hãy xin ý kiến bố mẹ để có thể có được một list danh sách khách mời đầy đủ nhất. 

3.3. Trang trí, sửa soạn không gian nhà cửa

Dù địa điểm mà bạn lựa chọn để tổ chức tiệc cưới là khách sạn hay bờ biển thì trang trí, sửa soạn không gian nhà cửa để tiếp đón nhà trai cũng là điều nhất định phải quan tâm. Bởi vì thông thường, lễ ăn hỏi và xin dâu đều sẽ được tổ chức ngay tại nhà gái. 

Bạn có thể tham khảo một số mẫu trang trí ngày cưới sao cho phù hợp nhất với phong cách và điều kiện kinh tế của mình. Và đừng quên cách trang trí đó phải phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa của địa phương mình nhé!

Trang trí sửa soạn không gian nhà cửa trong ngày cưới

3.4. Lựa chọn trang phục phù hợp 

Ngoài vấn đề về trang trí nhà cửa thì việc lựa chọn trang phục cưới phù hợp với lễ thành hôn tại nhà gái cũng rất đáng lưu ý. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn mặc áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân trong lễ xin dâu tùy vào sở thích, tone màu và điều kiện phù hợp. 

Tiếp đó, bộ váy cưới lộng lẫy sẽ là trang phục được cô dâu lựa chọn sử dụng vào lễ đưa dâu và khi tổ chức lễ thành hôn tại gia đình nhà trai. 

Trang phục của cô dâu nên cân đối phù hợp với chú rể và phong tục tập quán của cả hai bên để tạo nên sự hài hòa nhất trong lễ cưới. 

Lựa chọn trang phục cưới phù hợp

3.5. Chuẩn bị các lễ vật theo truyền thống người Việt 

Cuối cùng, bạn nên lưu ý trong việc chuẩn bị, lựa chọn những lễ vật trong sính lễ cưới hỏi sao cho thật phù hợp với văn hóa vùng miền và truyền thống người Việt. 

Lựa chọn lễ vật phù hợp với văn hóa truyền thống

Bạn có thể tham khảo ý kiến của các bậc trưởng bối đi trước về số lượng và đặc điểm sính lễ. Ngoài ra, lưu ý lễ vật mà bạn lựa chọn cũng phải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của nhà gái. 

Trên đây là tất cả những gợi ý về lễ thành hôn tại nhà gáiTrang Kim Luxury muốn chia sẻ tới bạn. Chúc bạn sớm có thể xây dựng một kế hoạch hoàn hảo nhất trong ngày trọng đại của đời mình!

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về [Khám phá] Lễ thành hôn tại nhà gái: 5 chú ý để lễ thành hôn hoàn hảo

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03798 sec| 1062.992 kb