[Chi tiết] Nghi thức lễ thành hôn [từ A-Z] & những vấn đề cần lưu ý

[Chi tiết] Nghi thức lễ thành hôn [từ A-Z] & những vấn đề cần lưu ý

Nghi thức lễ thành hôn là một trong những khâu vô cùng quan trọng nhất định phải theo đúng thứ tự vào ngày cưới. Cùng Trang Kim Luxury tìm hiểu chi tiết những tục lệ thú vị này nhé!

Trong ngày cưới trọng đại, nghi thức lễ thành hôn được coi là một phần quan trọng nhất trước khi tiến hành lễ rước dâu. Quy trình tục lệ này sẽ thay đổi dựa trên phương diện nhà bạn là nhà trai hay nhà gái. Để chuẩn bị tốt nhất cho lễ cưới hãy cùng Trang Kim Luxury tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Nghi thức lễ thành hôn

1. Nghi thức lễ thành hôn tại nhà gái

Lễ thành hôn ở nhà gái hay còn được gọi với các tên Lễ vu quy. Theo tiếng hán, lễ vu quy tức là “lễ đưa con gái về nhà chồng”. Với ý nghĩa đặc trưng trên thì danh từ “lễ vu quy” chỉ được sử dụng tại nhà gái để in ấn, trang trí thiệp mời cưới, biển bảng thông báo, phông cưới,...

Nghi thức lễ thành hôn (Lễ vu quy) tại nhà gái

Ngày nay, một số thủ tục xin cưới xa xưa như: tảo hôn, thách cưới, đa thê,... đã bị loại bỏ cho phù hợp hơn. Thay vào đó là các thủ tục lễ nghi được đánh giá là giữ gìn được truyền thống văn hóa bản sắc dân tộc mà vẫn vô cùng văn minh. 

Nghi thức lễ thành hôn tại nhà gái sẽ được trải qua 8 bước quan trọng. Để chắc chắn bản thân không bỏ sót bất kỳ bước nào, hãy theo dõi thật cẩn trọng những điều sau: 

1.1. Nhà trai di chuyển có mặt tại nhà gái theo đúng ngày giờ đã định

Ngày & giờ trong lễ thành hôn là điều cần phải được thực hiện chuẩn xác. Theo quan niệm dân gian từ xa xưa, lễ thành hôn chắc chắn phải được thực hiện trong giờ hoàng đạo và ngày đẹp.

Ngày & giờ cưới hỏi phải là ngày đại cát đại lợi

Ngày giờ cưới hỏi phải là ngày đại minh, đại cát để việc kết đôi của cặp vợ chồng son được thuận buồm xuôi gió. Xem ngày, giờ cưới theo tuổi sẽ mang đến nhiều may mắn, hứa hẹn một cuộc sống hôn nhân viên mãn hạnh phúc, bền vững trọn đời.

Ngày, giờ sẽ được cả hai bên gia đình nhà trai và nhà gái xem xét, đánh giá, thống nhất với nhau từ trước. Theo đó, nhà trai di chuyển có mặt tại nhà gái đúng giờ đã định để chuẩn bị sẵn sàng cho thủ tục tiếp theo trong ngày lễ thành hôn tại nhà gái. 

1.2. Nhà trai xin làm lễ nhập gia

Khi đã đến giờ hoàng đạo, phái đoàn nhà trai sẽ tiến vào hội trường của nhà gái để làm thủ tục xin làm lễ nhập gia. Theo đó, các bậc trưởng lão lớn tuổi sẽ đi trước. Theo sau là bố mẹ rồi đến chú rể, dàn tráp xin dâu và cuối cùng là họ hàng, anh chị, bạn bè thân thiết. 

Nhà trai sang nhà gái để đón dâu

1.3. Nhà trai trao sính lễ cho nhà gái

Nhà trai mang lễ vật, sính lễ xin dâu đã được chuẩn bị, sắp xếp theo đúng thứ tự từ trước. Các sính lễ này có thể được phủ một tấm vải đỏ hoặc không (tùy vào phong tục từng vùng miền) nhưng lại luôn được chú trọng trang trí lộng lẫy, đẹp đẽ, cẩn thận và chu đáo. Một số lưu ý cho cả hai bên gia đình như sau:

Nhà trai: Cần chuẩn bị số lượng nam thanh niên bê tráp sao cho đúng với số mâm sính lễ. Các nam thanh niên này thường mặc trang phục áo dài nam truyền thống, sửa soạn gọn gàng. Đặc biệt chú rể không được quên hoa cưới (bó hoa tươi thường là hoa hồng, cẩm tú cầu, hoa lan,...) để trao cho cô dâu.

Nhà trai chuẩn bị sính lễ qua đón dâu

Nhà gái: Cần sắp xếp số lượng bạn nữ đón tráp tương ứng với số sính lễ của nhà trai. Nữ đón tráp cần mặc áo dài truyền thống và có chuẩn bị hồng bao đáp lễ trao duyên cho nhà trai. Khi nhà trai tiến vào hội trường, đội đón tráp nên xếp thành một hàng dài ngay ngắn trước cổng. Đại diện nhà trai và đội sính lễ được nhà gái cho phép mới có thể vào nhà. 

Hai bên gia đình nhà trai và nhà gái xếp thành 2 hàng tương xứng và trao các mâm sính lễ cho nhau. Sau khi nghi thức được thực hiện xong, các bậc trưởng lão, bố mẹ, cô dâu chú rể và hai bên gia đình sẽ tiến hành đi vào trong hội trường. Sính lễ cũng sẽ được đặt lên bàn thờ gia tiên của cô dâu để tiếp tục làm lễ. 

Nghi thức trao sính lễ

1.4. Nhà trai chào hỏi, giới thiệu tuyên bố lý do

Sau khi hoàn tất việc trao sính lễ, đoàn nhà trai sẽ được nhà gái mời vào bên trong hội trường để ổn định chỗ ngồi cũng như là có lời mời dùng trà - nước. Đại diện nhà trai (thường là các bác trưởng họ hoặc ông bà/bố mẹ) sẽ thay mặt toàn bộ phái đoàn chào hỏi, giới thiệu thành phần tham dự và tuyên bố lý do có mặt trong buổi lễ trọng đại này. 

1.5. Nhà trai làm lễ xin dâu

Tiếp theo nghi thức lễ thành hôn thì đại diện nhà trai sẽ tiến hành trình lễ trước sự chứng kiến của gia đình nhà gái. Gia đình nhà trai sẽ tiến hành mở nắp tráp hoặc khăn phủ giới thiệu lễ vật của nhà trai mang tới nhà gái. Đồng thời với đó là lời ngỏ ý muốn xin dâu đến từ gia đình nhà trai.  

Đáp lại lời chào và câu chuyện của nhà trai, đại diện nhà gái cũng sẽ có đôi lời phát biểu, cảm ơn và đồng ý trao dâu. 

Nhà trai làm lễ xin dâu

1.6. Cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái

Làm lễ thắp hương tại bàn thờ gia tiên là một trong những tục lệ nhằm thể hiện văn hóa: “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Trong ngày cưới thì việc làm lễ gia tiên cũng giống như lần trình diện chính thức của chú rể đối với dòng tộc nhà cô dâu dưới cương vị là một người con trong gia đình.

Cô dâu & chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái

Ở một số vùng miền khác, sau khi làm lễ gia tiên cô dâu và chú rể sẽ tiến hành thêm tục lệ đốt đèn long phụng trong ngày cưới. Nhà trai sẽ chuẩn bị đèn trong khi đó nhà gái sẽ chuẩn bị 2 chân đèn. 

1.7. Cô dâu, chú rể dâng trầu cau và trà cho các bậc  trưởng bối

Chú rể sẽ đảm nhận việc rót trà, cô dâu sẽ tiến hành việc xé cau và têm trầu để mời hai bên gia đình. Thứ tự sẽ bắt đầu từ người chủ hôn lễ cho đến ông bà, bố mẹ, họ hàng của hai bên gia đình. 

Cô dâu & chú rể dâng trà, trầu cau cho các vị trưởng bối

1.8. Nhà trai tiến hành lễ rước dâu

Cuối cùng trong nghi thức lễ thành hôn tại nhà gái đó là mẹ chồng dắt con dâu lên xe hoa về nhà. Trong suốt quá trình đó, chú rể luôn phải đi bên cạnh cô dâu. Đồng thời với đó, cô dâu cũng cần một người bạn chưa chồng hỗ trợ xách vali về nhà chồng. Để cho cuộc hôn nhân thêm phần trọn vẹn các cụ từ xa xưa luôn nhắc khéo rằng: “Cô dâu tuyệt đối không được ngoái đầu nhìn lại” và mẹ đẻ tuyệt đối không được tiễn cô dâu về nhà chồng. 

Ngoài ra, gia đình chú rể cũng nên kiểm soát số lượng người đi rước dâu để đảm bảo rằng “đi lẻ về chẵn” cho được may mắn vẹn toàn. 

Lễ rước dâu của nhà trai

2. Nghi thức lễ thành hôn tại nhà trai

Đám cưới là một mốc son quan trọng của cuộc đời. Và phải làm sao để có thể chuẩn bị được chu đáo nhất, đón nàng thuận lợi về dinh nhỉ? Trang Kim Luxury sẽ tiết lộ cho bạn ngay dưới đây. 

2.1. Nhà trai chuẩn bị lễ xin dâu

Việc đầu tiên cần chuẩn bị cho lễ xin dâu đó là lên danh sách các mâm sính lễ. Các mâm này tùy từng đặc điểm phong tục vùng miền và điều kiện kinh tế mà có thể thay đổi khác nhau. Nhưng nhìn chung vẫn phải bao gồm một số các lễ vật đặc trưng chung như: 

  • Mâm trầu cau

  • Mâm bánh

  • Mâm rượu - trà - thuốc

  • Mâm hoa quả

  • Mâm xôi gấc

  • Mâm heo quay

  • Bao lì xì tiền nạp tài

  • ….

Nhà trai chuẩn bị sính lễ cưới

Ngoài ra, nhà trai cũng sẽ tiến hành sắp xếp người bê tráp trước, trang phục, người đại diện phát biểu, xe rước dâu,... để chuẩn bị được tươm tất và đầy đủ hơn. 

Trước khi qua nhà gái đón dâu, chú rể thường thắp nhang xin phép ông bà tổ tiên cũng như tỏ lòng thành kính với cội nguồn, mong dòng tộc phù hộ cho hành trình đón dâu được diễn ra thuận lợi, may mắn. 

2.2. Nhà trai đón dâu

Sau khi chuẩn bị xong, nhà trai sẽ lên đường tiến sang nhà gái sao cho đến đúng giờ hoàng đạo đã được định từ trước. Nhà trai sẽ thực hiện các nghi thức “xin dâu” tại bên nhà gái bắt đầu từ việc trao sính lễ, chào hỏi,… cho đến nghi thức cuối cùng là đưa nàng dâu về nhà. 

Xe đưa dâu/xe hoa (tức xe có cô dâu & chú rể) sẽ được đi trước, phía sau là xe của hai bên gia đình theo sau. Trong nghi thức đón dâu về nhà chồng, cô dâu thường tiến hành rải gạo, muối, tiền vàng,... Đây là một thủ tục mang tính chất tâm linh nhằm cúng “khao”, đưa tiễn những vong hồn vất vưởng để mang lại may mắn cho đám cưới của đôi lứa. 

Nhà trai đón dâu

Tại miền Bắc, trong lễ đưa dâu thường kiêng việc mẹ vợ đưa con về nhà chồng nhưng ở trong miền Trung và miền Nam thì thoải mái hơn, cả ba và mẹ vợ đều có thể đưa con về nhà chồng. 

2.3. Cô dâu, chú rể làm lễ gia tiên tại nhà trai

Sau khi đón dâu về tại hội trường cưới của nhà trai, điều đầu tiên đôi vợ chồng son cần làm đó là thắp nhang để làm lễ ra mắt với gia tiên. Đây là nghi thức quan trọng, không thể thiếu mà ta có thể bắt gặp trong bất kỳ đám cưới nào.  

Lễ gia tiên tại nhà trai

2.4. Cô dâu, chú rể trình diện nhà trai

Sau khi làm lễ gia tiên xong, MC hoặc người chủ hôn trường sẽ mời cô dâu và chú rể ra trình diện họ hàng. Dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình, hai người xa lạ sẽ chính thức nên duyên vợ chồng, sống chung dưới một mái nhà.

Kể từ ngày hôm nay, hai bên sẽ coi nhau là người bạn đời mãi mãi, yêu thương chăm sóc và đồng hành cùng nhau cả khi ốm đau và hạnh phúc. 

2.5. Nhà trai tổ chức lễ, trao nhẫn & quà

Thủ tục tổ chức lễ cưới ở tại mỗi vùng miền và gia đình đều khác nhau. Nhưng tựu chung lại thì đây cũng là lúc lễ cưới được diễn ra vui vẻ và huyên náo nhất. 

Cô dâu và chú rể dưới sự dẫn dắt của người dẫn chương trình hoặc người chủ hôn sẽ tiến hành trao nhẫn cưới cho nhau. Đôi lứa sẽ thề hẹn, đính kết, trao duyên và giao phó cuộc đời còn lại cho người đồng hành cùng mình.

Tiếp đến là nghi thức chúc phúc cho đôi bạn trẻ bằng cả tinh thần lẫn vật chất. Bố mẹ, ông bà, họ hàng và bạn bè sẽ trao quà cưới, gửi gắm những lời dặn dò cho cuộc sống tương lai và thể hiện cảm xúc vui mừng trong ngày trọng đại này. 

Trao quà cưới cho cô dâu & chú rể

Nếu có nhiều thời gian hơn, các khâu tổ chức còn có thêm các bước như: 

  • Đại diện hai bên gia đình phát biểu ý kiến, chúc phúc, dặn dò và cảm ơn mọi người đã bớt thời gian tham dự.

  • Nghi thức cắt bánh kem và rót rượu vang của cô dâu & chú rể. 

  • Giao lưu văn nghệ giữa nhà trai và nhà gái.

  • Nhà trai mời nhà gái ở lại dùng bữa sau khi kết thúc nghi lễ thành hôn.

2.6. Cô dâu, chú rể dâng trà cho các bậc trưởng bối

Một nghi thức không thể thiếu trong lễ thành hôn đó là việc cô dâu, chú rể dâng trà cho các bậc trưởng bối. Cũng giống như nhà gái, nghi thức này có ý nghĩa quan trọng và được coi là công việc đầu tiên của người con gái sau khi về nhà chồng. Nghi thức này tượng trưng cho việc dâu hiền, rể thảo có lòng thành kính với bề trên và sau này luôn phải hiếu thảo với cội nguồn của mình. 

Nghi thức dâng trà ngày cưới

2.7. Cô dâu, chú rể thăm phòng cưới

Sau khi lễ cưới được diễn ra thành công tốt đẹp, cô dâu & chú rể sẽ được trở về phòng cưới của mình. 

Phòng cưới thường được chuẩn bị từ trước, sắp xếp decor toàn bộ nội thất mới và được trang trí đẹp mắt bằng hoa tươi và bóng bay để chúc mừng cho ngày đầu tiên chính thức được trở thành vợ chồng. Và đương nhiên không thể quên cặp chữ “Cung - hỷ” chúc cho cặp đôi có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. 

Ngoài cô dâu & chú rể, họ hàng hai bên và bạn bè cũng rất hào hứng trong việc thăm thú phòng cưới mà nhà trai đã chuẩn bị. Theo quan niệm từ xa xưa, người thân hai bên còn đặt một đứa bé lên giường cưới của cặp đôi trước. Hành động này ngụ ý chúc phúc cho cặp đôi sớm có tin mừng, sinh con đàn cháu đống. 

Nghi thức thăm phòng cưới của cô dâu và chú rể

3. Một số lưu ý khi chuẩn bị nghi thức lễ thành hôn

Để có một lễ cưới hoàn hảo, dù bạn là bên nhà trai hay nhà gái thì đừng quên một số lưu ý sau nhé: 

  • Lên kế hoạch cho sự kiện từ trước từ 1-3 tháng: Một đám cưới có bản kế hoạch cụ thể về cả thời gian, địa điểm, danh mục vật phẩm và phương tiện xe cộ cần thiết sẽ giúp bạn dễ dàng triển khai và quản lý hơn. 

  • Bạn nên tham khảo ý kiến từ những người đã có kinh nghiệm xung quanh mình về cách chuẩn bị sính lễ, cỗ cưới, thuê nhà thầu phông cưới, loa đài, MC chương trình,... thật tỉ mỉ và cẩn thận.

  • Nghi lễ thành hôn phải thật phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của cả hai bên gia đình. Vì vậy, xin ý kiến của gia đình đối phương là một bước không thể bỏ qua. 

  • Nghi lễ thành hôn cần có sự chứng kiến của họ hàng và bạn bè vì vậy đừng quên chú ý tới thời gian tổ chức sao cho phù hợp với ngày đại cát mà vẫn thuận tiện để mọi người sắp xếp tham dự được đầy đủ.

Một số lưu ý khi tổ chức lễ cưới

Tất cả những lưu ý trên nếu liệt kê thì cứ ngỡ là sẽ rất khó để thực hiện nhưng thật ra lại vô cùng dễ dàng chỉ cần bạn thật sự để tâm một chút. Các nghi lễ ngày này đều đã được tối giản hóa những thủ tục rườm rà và lạc hậu cho phù hợp với xã hội ngày càng văn minh mà chúng ta đang sống. Vì vậy, hãy giữ gìn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp này trong ngày lễ thành hôn của bạn nhé. 

Trên đây là những chia sẻ về nghi thức lễ thành hônTrang Kim Luxury muốn gửi tới bạn. Chúc bạn có thể tận dụng những thông tin này một cách hữu ích, chuẩn bị cho mình một đám cưới thật là hoàn hảo, bạn nhé!

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về [Chi tiết] Nghi thức lễ thành hôn [từ A-Z] & những vấn đề cần lưu ý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03032 sec| 1080.242 kb