Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn: Những điều bạn cần biết

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn: Những điều bạn cần biết

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn sẽ giúp cặp đôi sử dụng từ đúng ngữ cảnh, phù hợp với phong tục và tránh làm các khách mời hiểu nhầm ý nghĩa của buổi lễ.

Thành hôn và tân hôn là những cái tên được nhắc đến trong phong tục cưới hỏi Việt Nam. Tuy nhiên, một số người vẫn sử dụng hay gọi theo bản năng mà không hiểu ý nghĩa thật sự của nó. Chính vì thế dẫn đến một số trường hợp dùng từ sai ngữ cảnh. Cùng Trang Kim Luxury theo dõi bài viết dưới đây để phân biệt lễ thành hôn và tân hôn chi tiết nhất. 

1. Lễ thành hôn là gì?

Lễ thành hôn là khái niệm được sử dụng rất phổ biến tại miền Bắc. Khái niệm này được dùng tại nhà trai với ý nghĩa là đón dâu về nhà chồng. Thông thường lễ thành hôn được in trên thiệp cưới của cả hai bên gia đình cô dâu và chú rể.

Bên cạnh đó, lễ thành hôn còn được xem là buổi tiệc đãi khách chung được tổ chức nhà hàng hay khách sạn, nhằm thông báo chính thức cặp đôi trở thành vợ chồng dưới sự tác thành của hai bên gia đình, bàn thờ tổ tiên, dòng họ hai bên đã có thêm một nàng dâu hiền, một chàng rể thảo. 

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn: Những điều bạn cần biết 1

Lễ thành hôn là gì?

2. Lễ tân hôn là gì? 

Để có thể phân biệt lễ thành hôn và tân hôn khác nhau ở điểm gì thì bạn cũng cần hiểu rõ ý nghĩa của tân hôn. Nếu thành hôn được miền Bắc ưa chuộng sử dụng thì tân hôn lại được sử dụng phổ biến ở miền Nam, thường được xuất hiện trên các biển treo tại cổng, phông cưới.

Lễ tân hôn được hiểu là nghi lễ đón dâu mới về nhà chồng và thực hiện nghi thức tại nhà trai. Đâu là thủ tục cuối cùng trong nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Sau khi hoàn thành xong thì cô dâu chú rể có thể về chung sống cùng một nhà.

Do lễ tân hôn sẽ diễn ra tại nhà trai nên đây cũng là nơi chuẩn bị nhiều thứ hơn so bên nhà gái. Đây cũng chính là lý do trước khi cưới, nhà chú rể luôn bận rộn để chuẩn bị tiệc tân hôn chỉnh chu và long trọng nhất. 

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn: Những điều bạn cần biết 2

Lễ tân hôn là gì?

Về cơ bản có thể thấy, tân hôn và thành hôn khá tương đồng nhau về ý nghĩa. Vậy nên làm thế nào để phân biệt lễ thành hôn và tân hôn, cùng Trang Kim Luxury tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây.

3. Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn

Mặc dù hai khái niệm của lễ thành hôn và tân hôn có ý nghĩa tương đương nhau, đều sử dụng tại nhà trai, nhưng chúng đều có nét đặc trưng riêng. Bên cạnh việc sử dụng ở mỗi vùng miền khác nhau, có thể phân biệt thành hôn và tân hôn dựa vào các đặc điểm như sau:

3.1. Về ý nghĩa

Lễ thành hôn có ý nghĩa là lễ cưới của cô dâu chú rể khi cô dâu về nhà chồng. Nghi thức tổ chức có phần đơn giản hơn lễ vu quy ở nhà gái gồm lên đèn bàn gia tiên, cô dâu chào bố mẹ chồng, họ hàng và mời trà.

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn: Những điều bạn cần biết 3

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn về ý nghĩa

Bên cạnh đó, lễ tân hôn có ý nghĩa là đón dâu mới của nhà trai, nhằm báo cáo với gia tiên và quan viên hai họ về việc chính thức có nàng dâu mới về nhà.

3.2. Về địa điểm tổ chức 

Lễ thành hôn thường được tổ chức tại nhà hàng, trung tâm tiệc cưới có không gian rộng đủ số lượng quan khách hai bên gia đình trai và gái. Bên cạnh đó, lễ tân hôn thường được tổ chức tại gia và ở nhà trai, sau khi rước dâu và thực hiện các nghi lễ cưới.

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn: Những điều bạn cần biết 4

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn về địa điểm tổ chức

3.3. Về thời gian tổ chức lễ 

Về thời gian tổ chức lễ thành hôn tránh những năm cô dâu phạm phải tuổi Kim Lâu (tuổi mụn được tính theo năm âm có hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8). Ngoài ra, lễ thành hôn ở miền Bắc sẽ tránh tổ chức vào vào ngày đầu và cuối tháng âm lịch. Ở miền Nam thì tránh tổ chức lễ thành hôn vào mùng 1, rằm và lễ Phật Đản.

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn: Những điều bạn cần biết 5

Thời gian tổ chức lễ thành hôn và tân hôn

3.4. Về thành phần tham gia lễ thành hôn và tân hôn

Thành phần tham gia lễ thành hôn thường gồm cả hai bên gia đình, bạn bè, họ hàng của cô dâu và chú rể. Do đó số người tham gia lễ thành hôn khá đông, dao động từ 300 đến 500 người. Với số lượng người như vậy, hai gia đình nên chọn nhà hàng có sảnh rộng để đón tiếp khác dễ dàng hơn. 

Về thành phần tham gia lễ tân hôn gồm cha mẹ hai bên, cô dâu chú rể, học hàng, bạn bè nhà trai, cùng một ít họ hàng nhà gái đưa dâu về nhà chồng. 

3.5. Cách ghi tên

Trên thiệp cưới, hai bên gia đình cần bàn bạc kỹ càng để thống nhất về cách ghi tên lễ trên các hạng mục đám cưới.  Cụ thể phân biệt lễ thành hôn và tân hôn, gia đình nhà trai ở miền Bắc sẽ ghi “Lễ Thành hôn”, gia đình trai ở miền Trung và miền Nam sẽ ghi “Lễ Tân hôn”.

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn: Những điều bạn cần biết 6

Cách ghi tên lễ thành hôn và tân hôn 

Trường hợp tổ chức lễ cưới tại nhà hàng hoặc trung tâm tiệc cưới, hai gia đình nên thống nhất ghi chung một trên là “Lễ Thành hôn”, trên thiệp cưới mời khách và các hạng mục trang trí đám cưới để tạo sự đồng nhất.

4. Cách sử dụng từ '' Thành hôn'' và '' Tân hôn''

Như đã biết, lễ tân hôn được hiểu là quá trình thực hiện lễ cưới tại nhà trai, được sử dụng trên bảng chữ gắn ở cổng hoa, các chữ dán lên tường, phông màn, cũng như xuất hiện trên bất kỳ chi tiết trang trí tại nhà trai. 

Khi rước dâu về, trong phần lễ cưới tại nhà trai, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau thực hiện nghi thức báo cáo ông bà tổ tiên, sau đó nàng dâu sẽ dâng trà để bái kiến gia đình nhà trai. Sau đó nhà trai sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi khách đến dự buổi lễ và chúc phúc cho đôi trẻ được gọi là tân hôn. 

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn: Những điều bạn cần biết 7

Cách sử dụng từ “Thành hôn” và “Tân hôn”

Bên cạnh đó, lễ thành hôn sẽ được thấy trên thiệp cưới mời của hai bên gia đình gửi đến khách mời. Bên trong mỗi tấm thiệp bao gồm hai nội dung thông báo về nghi lễ truyền thống tổ chức tại gia và mời quý khách đến tham dự buổi tiệc thân mật với gia đình, còn được gọi là thành hôn. 

Tiệc thành hôn thường được tổ chức tại một địa điểm trung lập như nhà hàng. Trong buổi tiệc này, sẽ bao gồm khách mời của hai bên gia đình. Vì thế, “Lễ Thành Hôn” cũng sẽ xuất hiện trong các chi tiết để trang trí tại nhà hàng gồm  bảng thông tin chào mừng, phông màn sân khấu, menu bàn tiệc…

5. Những lưu ý khi sử dụng từ ngữ phù hợp

Để chuẩn bị cho một đám cưới chu toàn, các cặp đôi và hai bên gia đình sẽ mất khá nhiều thời gian và tâm huyết để chuẩn bị. Sau buổi lễ cầu hôn, cặp đôi sẽ bắt tay ngay vào kế hoạch tổ chức đám cưới như chọn ngày lành tổ chức lễ cưới, chụp ảnh  cưới, thuê áo cưới, chuẩn bị các nghi lễ truyền thống như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi… 

Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn: Những điều bạn cần biết 8

Lưu ý khi sử dụng từ ngữ phù hợp cho lễ cưới

Chính vì thế, để mọi thứ trở nên suôn sẻ, cô dâu và chú rể cần chú ý sử dụng các từ ngữ trong cho các buổi lễ sao cho phù hợp, tránh gây hiểu lầm. Đặc biệt là cô dâu chú rể ở hai vùng miền khác nhau. Từ đó làm cho quan khách thắc mắc và không thể phân biệt lễ thành hôn và tân hôn, vì “Thành hôn” và “Tân hôn” là hai từ thường sử dụng trong thiệp mời.

Với lễ thành hôn, hai bên gia đình cần trao đổi và thống nhất với nhau về chữ in trên thiệp cưới. Bên cạnh đó, để dễ dàng đón tiếp khách, có thể chia sảnh nhà hành thành hai khu vực nhà trai và nhà gái riêng để dễ dàng phục vụ. Ngoài ra, để tạo tinh thần gắn kết, cặp đôi có thể sắp xếp tùy ý, miễn sao tạo được sự thoải mái cho khách mời đến tham dự.

Mong rằng những chia sẻ trên của Trang Kim Luxury có thể phần nào giúp các bạn phân biệt lễ thành hôn và tân hôn chi tiết nhất. Chúc các bạn sẽ có một buổi lễ thật trọn vẹn và hạnh phúc bên nửa kia của mình. Sắp đến ngày vui và trọng đại nhất trong cuộc đời mình, hãy giữ tinh thần thật thoải mái để có được những khoảnh khắc đẹp nhất nhé!

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về Phân biệt lễ thành hôn và tân hôn: Những điều bạn cần biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.03989 sec| 1020.234 kb