TOP 7+ Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi "Hay - Ngắn gọn - Ý nghĩa nhất 2023"

TOP 7+ Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi "Hay - Ngắn gọn - Ý nghĩa nhất 2023"

Lễ ăn hỏi là nghi lễ quan trọng trong thủ tục làm đám cưới truyền thống của người Việt Nam. Để nghi lễ này được diễn ra suôn sẻ, hai bên gia đình cần chuẩn bị tốt bài phát biểu lễ ăn hỏi. Nếu bạn còn đang không biết phát biểu như thế nào thì hãy theo dõi bài tổng hợp mẫu phát biểu dưới đây Trang Kim Luxury.

1. Tầm quan trọng của bài phát biểu lễ ăn hỏi 

Trong những năm gần đây, thủ tục cưới hỏi của người Việt đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên gia đình và cô dâu chú rể. Tuy nhiên lễ ăn hỏi vẫn là một nghi lễ quan trọng. Chỉ khi nghi lễ này diễn ra suôn sẻ, đúng trình tự thì đôi trẻ mới được hai bên gia đình và mọi người chính thức công nhận là vợ chồng, đám cưới mới viên mãn, tốt đẹp.

Ý nghĩa của bài phát biểu trong lễ ăn hỏi

Ý nghĩa của bài phát biểu trong lễ ăn hỏi

Trước ngày tiến hành buổi lễ ăn hỏi, hai bên gia đình đều cần chuẩn bị sẵn bài phát biểu. Bài phát biểu này cần được chuẩn bị cẩn thận, kỹ càng, hợp bối cảnh diễn ra hôn lễ thì nghi thức hỏi cưới mới diễn ra thuận lợi. 

Người đại diện phát biểu cũng cần biết rằng, bài phát biểu sẽ có sự khác biệt trong từng nghi thức. Bài phát biểu của nhà trai khác so với bài phát biểu nhà gái.

Những bài phát biểu lễ ăn hỏi hay sẽ thúc đẩy nghi thức diễn ra thuận lợi, từ đó giúp mối duyên lành của đôi trẻ thêm gắn kết. Ngược lại, nếu bài phát biểu không được chuẩn bị tốt, lời phát biểu quá sơ sài, không hợp bối cảnh thì có thể ảnh hưởng đến trình tự các nghi lễ, làm hôn lễ của cặp đôi gặp rắc rối không mong muốn.

Có thể nói, phần phát biểu trong lễ ăn hỏi là phần quan trọng nhất. Lời phát biểu tạo sự trang trọng và uy nghiêm cho buổi lễ. Thêm vào đó, nó còn quyết định đến việc gia đình hai bên có đồng ý và nhất trí cho hai bạn trẻ tiến đến kết hôn hay không. 

Đồng thời, nó cũng giới thiệu đến gia đình hai bên những thành viên trong gia đình của cả hai bên nhà trai và nhà gái.

Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi có quan trọng không?

Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi có quan trọng không?

Nếu không nghiên cứu cẩn thận, bạn khó có thể chuẩn bị được một bài phát biểu hay và ý nghĩa. Một bài phát biểu hay giúp quá trình xin dâu- nhận rể được thuận lợi. Nó còn giúp quan viên hai họ tránh hiểu lầm làm ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn kết của hai bên gia đình. 

2. Nên mời ai đại diện phát biểu trong lễ ăn hỏi

Trong lễ ăn hỏi, cả nhà trai và nhà gái đều cử một đại diện đứng lên phát biểu. Đại diện bên nhà trai sẽ đứng lên phát biểu trước. Đại diện nhà trai sẽ chào hỏi, trình bày lý do đến buổi lễ. Sau đó là giới thiệu các sính lễ cưới mà nhà trai mang đến hỏi cưới. 

Tương tự với nhà trai, nhà gái cũng cử đại diện đáp lại lời phát biểu của nhà trai. Sau đó đại diện nhà gái sẽ cảm ơn nhà trai vì đã không ngại đường xa đến đây.

Mỗi bên gia đình đều có trường đoàn- những người có uy quyền và lớn nhất trong gia đình hoặc là chú bác có vai vế trong dòng họ. Tuy nhiên khi chọn người phát biểu thì hai bên gia đình nên chọn những người có khiếu ăn nói, lưu loát, có khả năng phát biểu trước đám đông để đại diện trường đoàn phát biểu trong lễ ăn hỏi được trơn tru, mạch lạc hơn.

Ai là người đại diện phát biểu trong lễ ăn hỏi?

Ai là người đại diện phát biểu trong lễ ăn hỏi?

Người đại diện cũng nên tham khảo và học thuộc những mẫu phát biểu để có được tự tin. Tại một số vùng, người ta có quan niệm nên chọn những người đại diện có hạnh phúc trong hôn nhân gia đình với mong muốn xin vía, tạo điềm lành cho cuộc sống hôn nhân sắp tới của cô dâu chú rể.

3. Bài phát biểu lễ ăn hỏi và lễ cưới khác nhau như thế nào? 

Điểm khác biệt của bài phát biểu trong lễ ăn hỏi và lễ cưới là diễn đạt mục đích của buổi lễ. Cụ thể, bài phát biểu trong lễ ăn hỏi thường đề cập đến việc dâng tráp lễ đặt vấn đề xin dâu. 

Trong khi đó bài phát biểu trong lễ cưới lại nói đến việc tiếp nhận thành viên mới của hai bên gia đình. Dù vậy thì 2 bài phát biểu này đều thể hiện niềm vui với sự kiện quan trọng sắp tới với mục đích là gửi tới cô dâu, chú rể những lời chúc tốt đẹp nhất.

4. Gợi ý bài phát biểu lễ ăn hỏi hay - ý nghĩa 

Không phải bài phát biểu trong lễ ăn hỏi nào cũng giống nhau. Nó được chia thành 2 nhóm chính là bài phát biểu trong lễ ăn hỏi của nhà trai và bài phát biểu trong lễ ăn hỏi của nhà gái.

Tổng hợp bài mẫu phát biểu trong lễ ăn hỏi hay nhất hiện nay

Tổng hợp bài mẫu phát biểu trong lễ ăn hỏi hay nhất hiện nay

4.1. Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi của nhà trai

Bài phát biểu lễ ăn hỏi nhà trai cần chú ý đến mục đích của bài phát biểu. Nhà trai sẽ mở lời trước để xin nhà gái gả con, cháu cho nhà mình. Đại diện nhà trai nên có đôi lời giới thiệu về những người có mặt trong lễ ăn hỏi hôm đó. Sau đây là mẫu bài phát biểu cho nhà trai trong lễ ăn hỏi.

“Kính thưa các cụ, các ông, các bà cùng toàn thể nam thanh nữ tú của hai bên gia đình. Tôi là… là… của cháu….

Trước tiên, tôi xin đại diện cho nhà trai gửi những lời chúc chân thành và tốt đẹp nhất đến với họ nhà gái và những vị khách quý đã bớt chút thời gian để có mặt tại buổi lễ này. Tôi cũng xin giới thiệu thành phần tham dự lễ ăn hỏi của hai cháu… và cháu… của họ nhà trai hôm nay bao gồm….

Hôm nay là ngày lành tháng tốt, sau một thời gian dài tìm hiểu và gắn bó với nhau, cháu… và cháu… đã quyết định thưa chuyện với hai bên gia đình và mong muốn tiến tới hôn nhân. Theo nguyện vọng của hai cháu, đoàn nhà trai chúng tôi có cơi trầu và lễ vật gồm… mang sang thưa chuyện với gia đình nhà gái.

Kính mong các cụ, các ông, các bà trong gia đình nhà gái chấp thuận đẻ cháu… thành con, thành rể trong nhà và cháu… thành con dâu của gia đình chúng tôi. Đại diện cho họ nhà trai, tôi xin chân thành cảm ơn.”

Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi cho họ hàng nhà trai

Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi cho họ hàng nhà trai

4.2. Bài phát biểu lễ ăn hỏi của nhà gái 

Trong thủ tục cưới hỏi của người Việt Nam, lễ ăn hỏi sẽ diễn ra tại gia đình nhà gái. Đây là nghi lễ rất quan trọng. Do đó, hai bên gia đình phải xem xét, chọn lựa và thống nhất ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ ăn hỏi. Đến đúng giờ lành, đại diện nhà gái sẽ ra cổng đón đoàn nhà trai vào nhà uống nước, ăn trầu và bàn chuyện hai con.

Tuy nhiên, trong lễ ăn hỏi, phía nhà gái luôn đợi bên nhà trai phát biểu trước rồi mới chính thức đáp lời. Sau đây là mẫu lời phát biểu hay trong lễ ăn hỏi cho bên nhà gái.

“Trước tiên, tôi xin tự giới thiệu, tôi là… là… của cháu… (cô dâu) và là đại diện cho họ nhà gái. Tham dự buổi lễ ăn hỏi ngày hôm nay, họ nhà gái chúng tôi  có…. và các anh chị em trong gia đình.

Như ông…- đại diện họ nhà trai đã phát biểu, hai cháu… và cháu… đã có thời gian dài làm quen, tìm hiểu, cảm thấy tâm đầu ý hợp để tiến tới hôn nhân. Do đó, hôm nay, nhân ngày lành tháng tốt, gia đình nhà gái chúng tôi xin được chấp nhận lễ vật của nhà trai. 

Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi cho họ nhà gái

Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi cho họ nhà gái

Từ giờ phút này, cháu… chính thức thành dâu con trong nhà và cháu… chính thức trở thành rể của gia đình chúng tôi. Nếu hai cháu còn nhỏ dại, có gì không phải, mong cả hai gia đình cùng dạy dỗ để các cháu trở thành dâu hiền, rể thảo, cùng nhau làm tròn bổn phận của người con, người cháu trong gia đình.

Nhà gái chúng tôi hy vọng cuộc sống hôn nhân tương lai của hai vợ chồng son luôn được suôn sẻ, hạnh phúc và bên nhau trọn đời. Đại diện cho gia đình nhà gái, tôi cũng xin mời nhà trai uống chén nước, ăn miếng trầu để chúc mừng hạnh phúc cho hai cháu. Tôi xin trân trọng cảm ơn.”

5. Lưu ý nhỏ để có bài phát biểu trong lễ ăn hỏi đáng nhớ

Phần phát biểu trong lễ ăn hỏi vô cùng quan trọng, nó vừa là yếu tố giúp nghi thức ăn hỏi thành công, vừa giúp ghi điểm trong mắt gia đình đối phương. Do đó, để phần phát biểu trong lễ ăn hỏi được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, đại diện hai bên gia đình cần lưu ý những điều sau.

5.1. Trang phục chỉn chu, lịch sự

Người đại diện phát biểu trong lễ ăn hỏi cần mặc trang phục gọn gàng và lịch sự, thể hiện sự tôn trọng với gia đình đối phương và quan khách. Cụ thể, nếu đại diện phát biểu là nam thì trang phục phù hợp nhất sẽ là vest, comple hoặc sơ mi trắng và quần đen..

 Lưu ý để có bài phát biểu trong lễ ăn hỏi hay

Lưu ý để có bài phát biểu trong lễ ăn hỏi hay

Về phụ kiện, người đại diện nên kết hợp cùng giày da, đồng hồ và cà vạt để tăng phần lịch sự. Bạn cũng đừng quên chải chuốt cho mái tóc gọn gàng để tổng thể chỉn chu nhất.

Nếu người đại diện phát biểu lễ ăn hỏi là nữ thì các cô nên chọn cho mình những bộ trang phục áo dài để tăng phần long trọng cho buổi lễ. Ví dụ, các cô có thể chọn những bộ áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân kết hợp cùng mấn đội đầu. Các cô cũng nên trang điểm nhẹ nhàng và làm tóc búi thấp hoặc tóc tết sẽ hoàn hảo hơn.

5.2. Chuẩn bị bài phát biểu ngắn gọn, rành mạch

Thông thường, thời gian diễn ra lễ ăn hỏi chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Do đó đại diện 2 bên gia đình cần phát biểu ngắn gọn và đúng trọng tâm. Thời gian phát biểu chỉ nên dao động khoảng 2-5 phút là đủ. Quá ngắn sẽ thể hiện sự không chu toàn, quá dài sẽ khiến quan khách mất tập trung và ảnh hưởng đến các nghi lễ khác.

Hướng dẫn cách chuẩn bị bài phát biểu trong lễ ăn hỏi

Hướng dẫn cách chuẩn bị bài phát biểu trong lễ ăn hỏi

5.3. Luyện tập phát biểu trôi chảy, mạch lạc

Người đại diện cần chuẩn bị bài phát biểu trong lễ ăn hỏi trước 1 tuần diễn ra ngày lễ và tập nói khoảng 2-3 lần sao cho lời nói mạch lạc và tự nhiên nhất. Khi phát biểu, các cô các bác cũng không nên quá căng thẳng, hãy thả lỏng và mỉm cười để cơ mặt trở nên thoải mái hơn.

Hy vọng qua bài viết trên của Trang Kim Luxury đã giúp bạn có được những mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi hay. Ngoài bài phát biểu lễ ăn hỏi, nếu có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào về thủ tục cưới hỏi của người Việt thì hãy liên hệ ngay với Trang Kim Luxury để được tư vấn, hỗ trợ.

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về TOP 7+ Mẫu bài phát biểu lễ ăn hỏi "Hay - Ngắn gọn - Ý nghĩa nhất 2023"

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.13637 sec| 1034.914 kb