Sính lễ cưới miền Nam gồm những gì? Phong tục & Kinh nghiệm chuẩn bị
Sính lễ cưới miền Nam từ lâu đã được đúc kết trong văn hóa người dân như một nét đặc trưng khó có thể thay đổi. Các mâm sính lễ này thường được tối giản những vẫn giữ được ý nghĩa riêng biệt và sâu sắc. Cùng Trang Kim Luxury tìm hiểu ngay những điều này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về sính lễ cưới miền Nam
“Xin dâu” từ lâu đã là tục lệ quan trọng nhất trong ngày cưới của người Việt. Để có thể xin dâu thì nhà trai bắt buộc phải chuẩn bị sính lễ cưới hỏi. Vậy ý nghĩa của tục lệ đặc biệt này thực sự là gì?
1.1. Ý nghĩa của sính lễ cưới miền Nam
Cũng như sính lễ cưới hỏi của miền Bắc và miền Trung, sính lễ cưới hỏi tại miền Nam cũng là những lễ vật mà nhà trai mang tới nhà gái nhằm thiết lập, gắn kết mối quan hệ giữa hai bên gia đình.
Những lễ vật này còn thay cho lời đáp lại phong tục “thách cưới”của nhà gái đã có từ bao đời nay. Sau khi nhà trai sang nhà gái “dạm ngõ” ngỏ lời muốn “xin dâu” nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu và danh sách các lễ vật cần đáp ứng. Những lễ vật này sẽ được nhà trai mang sang vào “lễ ăn hỏi” của cặp đôi thay cho lời cảm ơn chân thành gia đình nhà gái đã có công ơn sinh thành và dưỡng dục một người phụ nữ nết na về làm dâu con trong nhà của nhà trai.
1.2. Tại sao người miền Nam chọn số sính lễ cưới chẵn 6 hoặc 8
Ở miền Nam, mâm sính lễ thường có các số lượng chẵn (4,6,8,10,...) nhưng thường các gia đình lại lựa chọn số sính lễ cưới là 6 hoặc 8.
Bởi lẽ, số 6 trong phong thủy, thể hiện cho sự may mắn tài lộc. Số 6 mang đến năng lượng tích cực để giúp đôi vợ chồng son có một cuộc sống no đủ, lộc tài. Bên cạnh đó, trong văn hóa phương Đông số 8 lại tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt , giàu sang. Thân dưới số 8 phình to ra như ngụ ý một cuộc sống đủ đầy sẽ đến.
Chính vì thế, hai con số may mắn được người phương Đông nói chung và người miền Nam nói riêng hết sức tin tưởng là lựa chọn để họ chuẩn bị số lượng mâm sính lễ với lời chúc phúc và hy vọng rằng đôi lứa xứng đôi sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc khi về chung một nhà.
2. Mâm sính lễ cưới miền Nam gồm những gì?
Đối với mâm sính lễ cưới miền Nam dù số lượng là 6 hay 8 thì vẫn cần phải có đầy đủ một số lễ vật điển hình. Dưới đây là những gợi ý lễ vật truyền thống và đặc trưng nhất cho bạn:
2.1. Đối với sính lễ cưới gồm 6 tráp
2.1.1. Mâm trầu - cau
Sính lễ phải kể tới đầu tiên mở đầu cho câu chuyện “xin dâu” tại nhà gái bắt buộc phải là mâm trầu - cau. Giống như câu chuyện kể về sự tích trầu cau, lễ vật này mang ý nghĩa cây trầu luôn quấn quýt lấy thân cau như tình cảm phu thê đôi lứa bền chặt mãi mãi. Ở miền Bắc mặc dù các mâm sính lễ sẽ theo số lẻ nhưng số lượng quả cau trong mâm phải là số chẵn.
Thông thường tổng số lượng quả cau sẽ là 105 và lá trầu tương ứng là 210. Số 105 được chọn bởi họ tin rằng con số đó sẽ đại diện cho sự sinh sôi, nảy nở. Chúc cho lứa đôi bên nhau sớm có tin vui, hai gia đình sẽ sớm có thêm thành viên mới.
2.1.2. Mâm trà - rượu - nến
Mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mâm trà - rượu - nến chính là lễ vật bên nhà trai dâng lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái thay cho lời xin phép, chứng giám của tổ tiên trong buổi lễ xin dâu long trọng này.
Ngọn nến trong mâm ngũ quả ở sính lễ cưới miền Nam cũng được trang trí với cặp long - phượng đẹp mắt cùng với vị cay nồng của rượu như hàm ý về sự nồng nàn, ấm áp của cặp đôi.
2.1.3. Mâm quả hình rồng phụng
Cũng giống như các mâm quả khác tại 3 vùng miền, mâm quả trong sính lễ cưới miền Nam thường tránh các quả có vị chua, chát hoặc đắng. Thay vào đó, các trái cây được lựa chọn sẽ là các quả đặc trưng tại vùng miền như: đu đủ, mãng cầu, táo, xoài, nho,...
Các loại quả khác nhau được xếp thành cặp rồng - phụng có màu sắc sặc sỡ, uốn lượn tượng trưng cho cặp trai gái xứng đôi vừa lứa, quấn quýt bên nhau luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của mỗi gia đình.
2.1.4. Mâm bánh xu xê (bánh phu thê )
Bánh xu xê hình tròn (tượng trưng cho cực dương) kết hợp với bánh cốm hình vuông (tượng trưng cho cực âm) tạo thành mâm sính lễ hoàn hảo về cả ý nghĩa phong thủy và truyền thống văn hóa ẩm thực của người Việt.
Mâm bánh ngụ ý về sự hòa hợp của ngũ hành phong thủy sẽ tạo ra vượng khí dồi dào giúp đôi vợ chồng son có cuộc sống hôn nhân thuận buồm xuôi gió. Hơn thế nữa, những nguyên liệu truyền thống từ xa xưa còn tạo ra một món ăn mang đậm nét ẩm thực rất Việt sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để nhà trai thể hiện tấm lòng đối với gia đình nhà gái.
2.1.5. Mâm xôi gấc
Xôi từ lâu đã là món ăn không thể thiếu trong tất các dịp lễ, tết quan trọng của mỗi gia đình. Chính vì thế, trong ngày “xin cưới” trọng đại nhất định không thể bỏ qua món ăn truyền thống này. Đặc biệt là phải lựa chọn xôi gấc, có màu đỏ tươi.
Xôi gấc có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, phúc quý, sắt son. Món xôi được nấu từ hạt ngọc trời còn cho thấy mong ước với một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Sự kết dính giữa các hạt gạo còn ngụ ý tình cảm gắn kết giữa vợ và chồng. Dù cho cuộc sống sắp tới có hạnh phúc hay khó khăn thì cô dâu chú rể cũng sẽ luôn song hành đồng cam cộng khổ.
2.1.6. Mâm heo quay
Heo sữa quay - một món ăn gần gũi, dân dã, quen thuộc luôn là món mặn chắc chắn có trong danh sách sính lễ cưới tại miền Nam. Lễ vật này như một loại gia vị góp phần tạo nên cảm xúc đủ đầy, có ngọt ngào từ bánh - quả thì cũng phải có mặn mà từ heo quay.
2.2. Đối với sính lễ cưới gồm 8 tráp
Ngoài 6 tráp sính lễ cưới đã được Trang Kim Luxury liệt kê trên đây thì tráp 8 sẽ có thêm:
Mâm bánh kem cưới: Là mâm lễ vật chứa bánh kem/bánh gato được trang trí đặc biệt. Đây là sính lễ ngày cưới mang tính chất hiện đại, là sự kết hợp hoàn hảo giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.
Mâm lễ vật vòng vàng, áo dài hay nhẫn cưới: Mâm lễ vật này được nhà trai đặc biệt chuẩn bị thêm cho cô dâu trong ngày cưới.
Tuy nhiên tùy vào điều kiện kinh tế từng gia đình, các mâm sính lễ này có thể thay đổi khác nhau. Ví dụ, mâm lễ vật có thể có cả nhẫn cưới, vòng vàng và áo dài hoặc chỉ có một trong ba món trang sức.
3. Kinh nghiệm chuẩn bị sính lễ cưới miền Nam chuẩn
Nếu bạn muốn xin cưới một “nàng dâu” miền Nam thì bạn không thể bỏ qua 3 tips dưới đây để có một sính lễ cưới miền Nam “chuẩn” nhất:
3.1. Tìm hiểu nét đặc trưng, phong tục để chuẩn bị sính lễ cưới phù hợp
Điều đầu tiên, bạn nhất định phải tìm hiểu những nét đặc trưng xem xét lễ vật tại đây có điểm gì khác so với miền Bắc và miền Trung. Sau đó đưa ra quyết định nên chuẩn bị sính lễ như thế nào? 6 tráp hay 8 tráp là phù hợp?
Lời khuyên dành cho các bạn trẻ chưa có kinh nghiệm đó là nhất định phải tham khảo ý kiến của các bậc trưởng bối trong nhà. Kinh nghiệm của ông bà, bố mẹ chính là kho báu để bạn “rước” nàng về dinh thành công nhất.
Thêm nữa, bạn nên tham khảo ý kiến của gia đình nhà gái. Xem xét yêu cầu rồi hãng đưa ra quyết định danh sách lễ vật. Sính lễ cưới phải phù hợp đối với cả nhà trai và nhà gái mới sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
3.2. Trang trí tráp lễ chỉnh chu, đẹp mắt
Tráp lễ có đầy đủ đến đâu mà không được trang trí đẹp mắt, thì đó cũng là điểm trừ rất lớn mà nhà gái sẽ nhìn vào để đánh giá tấm lòng của bạn. Nếu bạn không khéo tay hãy lựa chọn kỹ lưỡng các cửa hàng xung quanh có dịch vụ làm lễ tráp cưới hỏi.
Đừng để một chi tiết nhỏ này làm mất lòng gia đình nhà vợ cũng như là đánh mất giá trị thật của các lễ vật mà bạn đã dày công chuẩn bị bạn nhé!
3.3. Tham khảo trước các mẫu sính lễ cưới đẹp truyền thống & hiện đại
Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn, đó là nên tham khảo trước các mẫu sính lễ cưới trước khi đặt làm.
Mẫu sính lễ có thể mang nhiều loại phong cách đa dạng khác nhau, chẳng hạn như:
Trẻ trung, hiện đại
Truyền thống
Tối giản
…
Mẫu sính lễ nên phù hợp với tone màu của bữa tiệc cũng như trang phục của cô dâu chú rể. Thay vì tìm kiếm bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè đã từng tổ chức đám cưới. Điều này sẽ giúp bạn có được thông tin thật hữu ích và chân thực nhất.
Trên đây là những lưu ý mà Trang Kim Luxury muốn chia sẻ tới bạn trong cách chọn sính lễ cưới miền Nam. Hy vọng những gợi ý hữu ích này sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt “lễ xin dâu” trong ngày trọng đại của đời mình!
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm