[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết

Sính lễ ngày cưới xưa đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào lễ thách cưới của nhà gái, điều kiện kinh tế gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị sính lễ sao cho phù hợp.

Khi xã hội ngày càng hội nhập và phát triển, các tục lệ và lễ nghi trong đám cưới của Việt Nam cũng ngày một đổi khác. Bên cạnh đó, nhiều gia đình tổ chức đơn giản hơn, bãi bỏ một số tục lệ ngày xưa để thuận tiện hơn trong những ngày cưới. Cùng Trang Kim Luxury theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ sính lễ cưới ngày xưa cũng như các lễ nghi trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa.

1. Tìm hiểu nghi lễ trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa

Trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa sẽ diễn ra 6 nghi lễ, cụ thể như sau:

1.1. Lễ nạp thái

Sau khi mai mối, nếu hai nhà thấy việc thăm hỏi nhau có thể tiến hành thì nhà trai xin được đặt một cái lễ gọi là lễ nạp thái. Lễ này dân gian thường gọi với tên cái tên khác là lễ dạm ngõ. Tuy nhiên, lễ dạm ngõ có phần sơ sài hơn. Nhà trai có thể đưa sang nhà gái ít bao trà, ít trầu cau để làm điểm xuyết cho câu chuyện cưới hỏi. 

Vào đúng ngày giờ theo thỏa thuận của đôi bên, bà mối sẽ dẫn nhà trai sang thăm nhà gái, trong đó gồm các bậc cô, dì, chú, bác… Tuy số lượng người đi không đông nhưng họ có là những người có thể quan sát một cách sắc sảo, có tài trò chuyện và đối đáp với nhà gái, đặc biệt trong đó không thể thiếu chú rể.

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết 1

Lễ nạp thái trong tục cưới hỏi

Trong lễ nạp thái, hai bên gia đình sẽ trao đổi và thăm dò, xem mặt cô dâu. Trong khi hai bên gia đình trò chuyện thì cô dâu sẽ kín đáo ra chào nhà trai, mời trầu và nước rồi lui về buồng riêng. Đây cũng là dịp để chú rể và họ hàng hai bên quan sát cô dâu. 

1.2. Lễ vấn danh

Lễ vấn danh là khi nhà trai sẽ cử người sang nhà gái để đem sính lễ, trầu cau, rượu, chè để hỏi ngày, tháng năm sinh của cô dâu. Mục đích chính là để tính tuổi cho cặp đôi xem có hợp nhau không rồi mới tính bước sau.

Phía nhà gái sẽ đón lễ vấn danh từ nhà trai bằng cách chuẩn bị sẵn một tờ giấy ghi trên đó đầy các thông tin gồm họ tên, sinh nhật của con gái, thậm chí có cả giờ sinh nếu nhà trai yêu cầu. 

Bên cạnh đó, xem tuổi nghi lễ trong phong tục Việt Nam xưa đóng vai trò quan trọng để hai bên gia đình có thể đi đến quyết định cho phép cặp đôi này thành thân hay không. 

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết 2

Lễ vấn danh trong tục cưới hỏi

1.3. Lễ nạp cát

Theo phong tục, người ta tổ chức lễ nạp cát khi nhà trai quyết định cả hai hợp mệnh và hợp tuổi để đánh tiến xin nhà gái đến lễ ăn hỏi. Tất nhiên phải chọn ngày lành tháng tốt để nạp cát. 

Đồng thời, bên nhà trai sẽ hỏi ý kiến cụ thể với bên nhà gái về mong muốn bày trí và có lễ vật như thế nào. Trong trường hợp nhà gái yêu cầu lễ to thì có thể nói rằng họ hàng nội đông, bạn bè giao du rộng… thì nhà trai sẽ hiểu ý và chuẩn bị sính lễ đầy đủ.

Sính lễ cưới ngày xưa của lễ nạp tài trong phong tục Việt Nam thường là một buồng cao to, vài chai rượu nếp trắng, cùng mâm xôi gấc lớn. Nếu gia đình nhà trai có điều kiện tài chính hơn thì có thể thêm vào một vài thủ lợn hoặc con lợn sữa quay, trà bánh… làm phong phú sính lễ, tạo ấn tượng với nhà gái.  

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết 3

Lễ nạp cát trong tục cưới hỏi

1.4. Lễ nạp trưng 

Lễ nạp trưng còn gọi là lễ thách cưới. Trong phong tục lễ cưới Việt Nam thời nay vẫn còn một số gia đình áp dụng nghi lễ này. Trong lễ nạp hưng, nhà gái có quyền được đòi hỏi nhà trai phải nạp lễ gì cho gia đình mình. 

Tuy nhiên, lễ này đã được hình thành từ xưa đến nay và nhà gái thường sẽ thách lễ lên rất cao, yêu cầu các vật dụng làm sính lễ cưới ngày xưa như quần áo mớ ba mớ bảy, xà tích, hoa tai, tiền giấy, gạo, rượu… Ngược lại, phía nhà trai sẽ tùy vào khả năng mới có thể đáp ứng được hết sính lễ của nhà gái.

Một số trường hợp nhà gái không muốn gả con gái nên sẽ thách cưới cao hơn điều kiện kinh tế gia đình bên nhà trai. Hoặc nhà trai thực sự không có đủ khả năng hoàn thành số lễ vật đó. Do đó, một số người truyền tai nhau rằng vì thế mà khi nàng dâu mới về nhà chồng thường bị mẹ chồng làm khó.

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết 4

Lễ nạp trưng trong tục cưới hỏi

1.5. Lễ thỉnh kỳ

Lễ thỉnh kỳ sẽ rất đơn giản, xin định ngày giờ tốt để làm lễ cưới. Thông thường, nhà trai sẽ lên quyết định rồi hỏi lại ý kiến bên nhà gái. Thông thường, nhà gái sẽ thuận theo ý nhà trai. 

1.6. Lễ thân nghinh (lễ cưới)

Khi đi tới lễ thân nghinh, nhà trai đã vượt qua 5 nghi lễ trước và được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đám cưới sẽ được tổ chức theo bên nhà trai định. Do lễ thân nghinh là lễ tục cuối cùng, còn được gọi là lễ cưới nên khá quan trọng, vì vậy bắt buộc phải kiêng kỵ các vấn đề như sau:

  • Cả cô dâu và chú rể điều không được ở trong thời kỳ chịu tang người thân trong gia đình, bởi không ai mong muốn ngày hoan kỷ trọng đại trong cuộc đời vướng âm khí của một đám tang từ trước.

  • Đặc biệt, ngày cưới cần phải tránh hết các giờ không vong, sát chủ và không tổ chức cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch.

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết 5

Lễ thân nghinh trong tục cưới hỏi

Trước khi đám cưới diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhà trai sẽ cử người đại diện sang nhà gái để mang theo cơi trầu, trong đó đủ 12 miếng trầu xếp cánh phượng và 12 miếng cao xếp cánh tiên, báo cáo giờ đón dâu với nhà gái. 

Hành động này này mang ý nghĩa nhằm đảm bảo đám cưới diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn, tránh gây ra tai tiếng cho quan khách họ hàng hai bên hoặc đề phòng đám cưới không có cô dâu.

2. Sính lễ cưới ngày xưa gồm những gì? 

Lễ cưới là nghi thức quan trọng và lâu đời của nền văn hóa Việt Nam, nên việc chuẩn bị các sính lễ cưới cũng không kém phần quan trọng. Nếu bạn vẫn chưa biết trong sính lễ cưới ngày xưa gồm những gì thì cùng Trang Kim Luxury theo dõi như sau:

2.1. Sính lễ cưới ở nông thôn

Tùy theo điều kiện kinh tế và văn hóa của mỗi miền sẽ chuẩn bị các sính lễ cưới khác nhau. Tuy nhiên sính lễ cưới ngày xưa ở nông thôn không thể thiếu 8 món lễ vật.

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết 6

Sính lễ cưới ngày xưa ở nông thôn

2.1.1. Tiền đen

Tiền đen còn được gọi là tiền nạp tài, tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái dành cho nhà trai. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa như lời cảm ơn của nhà trai dành cho nhà gái đã nuôi dưỡng cô dâu. Tiền đen thường đặt trong mâm trầu cau và tùy vào điều kiện mỗi gia đình sẽ nạp tài khác nhau.

2.1.2. Vàng

Thông thường một bộ vàng cưới mà nhà trai môn đăng hộ đối chuẩn bị cho cô dâu gồm 1 sợi dây chuyền, 1 lắc tay và 1 bông tay. Bên cạnh đó, còn chuẩn bị thêm 1 cặp nhẫn cưới.

2.1.3. Mâm trà, rượu và nến đỏ

Các sính lễ cưới ngày xưa này sẽ được dân lên ông bà tổ tiên, thể hiện sự biết ơn của thế hệ sau với thế hệ trước. Đồng thời là cầu nối để ông bà có thể chứng gián mối lương duyên vợ chồng này. Khi trao sính lễ, nến đỏ sẽ được thắp lên để bắt đầu nghi thức hỏi dâu.

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết 7

Mâm trà, rượu và nến đỏ

2.1.4. Mâm trầu cau

Đây là sính lễ cưới truyền thống không thể thiếu. Dây trầu quấn chặt thân cao như tình nghĩa vợ chồng keo sơn và gắn bó. Trầu xanh cau trắng tạo nên một màu đỏ thắm, vị cay nồng tượng trưng cho sự son sắt, mặn nồng và hạnh phúc.

2.1.5. Mâm xôi

Thường sẽ là xôi gấc và được nấu từ những hạt nếp dẻo, kèm theo một con gà luộc trên mâm. Sính lễ cưới ngày xưa này tượng trưng cho sự ấm no, đủ đầy và sung túc.

2.1.6. Mâm trái cây

Sính lễ này để dâng lên ông bà tổ tiên chứng giám cho sự chân thành của đôi uyên ương. Thường sẽ là táo, lê, xoài, cam… không bị héo và dập úng, thể hiện mong ước đôi vợ chồng luôn hạnh phúc, sớm tạo trái ngọt.

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết 8

Mâm trái cây trong sính lễ cưới ngày xưa

2.1.7. Mâm bánh

Sính lễ cưới này mang ý nghĩa cho đôi vợ chồng son sắc luôn ngọt ngào. Thường là bánh in, bánh pía, bánh cốm đậu xanh…

2.1.8. Mâm heo quay

Sính lễ này mang ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu chú rể nhanh chóng phát tài, sớm sinh con.

2.2. Sính lễ cưới ở thành thị

Sính lễ cưới ngày xưa ở thành thị cũng khá giống ở nông thôn, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình sẽ chuẩn bị các lễ vật sang trọng nhất. Tuy nhiên, các lễ vật thường được sử dụng ít hơn, chủ yếu là trầu cau, bánh phu thê, hoa quả, rượu thuốc lá, nến tơ hồng… còn lại các các món đồ trang sức, khí cụ, gấm vóc, lụa là…

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết 9

Sính lễ cưới ngày xưa ở thành thị

3. Sính lễ cưới ngày xưa và nay khác nhau như thế nào? 

Sự khác nhau rõ rệt giữa sính lễ cưới ngày xưa và ngày nay như sau:

3.1. Sính lễ cưới ngày xưa

Theo quan niệm truyền thống từ xưa đến nay, lễ vật ăn hỏi sẽ bao gồm các vật phẩm hay đồ lễ như trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh, chè, mứt, trái cây… Ngoài ra, các lễ vật ăn hỏi còn gồm một số lễ khác như lợn, bánh kem theo phong tục người miền tây, áo dài theo phong tục người miền nam. Mỗi lễ hỏi sẽ mang ý nghĩa khác nhau nhằm chúc cho cặp đôi luôn hạnh phúc và giàu sang. 

Bên cạnh đó, các mâm quả bánh trong gia đình xưa thường dùng bánh cặp, nghĩa là hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương, những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi như bánh phu thê (tượng trưng cho dương), bánh cốm (tượng trưng cho âm), hoặc bánh chưng, bánh dày.

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết 10

Sính lễ cưới ngày xưa

Thông thường, đi kèm với bánh chưng, bánh dày sẽ có quả nem. Các loại bánh này đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, bởi màu đỏ chỉ sự vui mừng.

3.2. Sính lễ cưới hiện đại

Lễ vật ngày nay trong mâm quả cưới hỏi về cơ bản cũng không có gì thay đổi nhiều so với ngày xưa, mặc dù có sự khác nhau nhất định giữa các vùng miền như trầu cau, rượu, thuốc, lá, chè, bánh ăn hỏi, trái cây…và thời nay có thể thêm tiền, nhẫn cưới.

Đây cũng là các lễ vật tối thiểu theo phong tục cổ truyền. Tuy nhiên, chất lượng và số lượng có thể tăng giảm tùy vào năng lực kinh tế của mỗi gia đình. Theo phong tục Hà Nội cổ truyền thì sẽ có lợn sữa quay, miền Nam sẽ có nhẫn, dây chuyền hay bông tai đính hôn.

[Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết 11

Sính lễ cưới hiện đại

Ngoài ra, số lượng lễ vật không nhất thiết là số chẵn, số mâm quả có thể là lẽ đối với miền Bắc, hoặc là số chẵn đối với miền Nam và miền Trung.

Như, vậy, bài viết trên của Trang Kim Luxury đã chia sẻ đến các bạn về sính lễ cưới ngày xưa chi tiết nhất. Qua đó, có thể hiểu hơn về phong tục cưới hỏi của Việt Nam thời xưa. Theo thời gian các nghi lễ, sính lễ trong đám cưới hiện tại đã được lược bớt để tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời vẫn giữa lại nền văn hóa lâu đời mà ông bà để lại.

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về [Khám phá] Sính lễ cưới ngày xưa Việt Nam đầy đủ & chi tiết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06078 sec| 1047.008 kb