[Trọn bộ A-Z] Sính lễ đám cưới miền Trung : Kinh nghiệm chuẩn bị đầy đủ
Đám cưới là một trong những sự kiện trọng đại của đời người, bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rõ những phong tục tập quán và văn hóa vùng miền để có thể tổ chức cho đúng mực. Cùng Trang Kim Luxury theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn về sính lễ đám cưới miền Trung.
1. Những điều cần biết về sính lễ đám cưới miền Trung
Nếu bạn chưa hiểu rõ về phong tục cưới hỏi của người miền Trung cũng như sính lễ đám cưới miền Trung có thể tìm hiểu cùng ngay sau đây:
1.1. Ý nghĩa của sính lễ đám cưới ở miền Trung
Có thể nói, miền Trung là sự kết hợp hài hòa giữa sự ràng buộc chặt chẽ của miền Bắc và phóng khoáng của miền Nam, từ đó tạo nên một nét văn hoặc đặc trưng. Sính lễ đám cưới miền Trung là vật phẩm dâng lên tổ tiên nhà gái để cầu xin sự chứng giám, phù hộ cho hạnh phúc con cháu. Đồng thời dâng lên báo cáo với tổ tiên, sự kiện gia đình.
Số lượng tráp sẽ tùy thuộc vào từng gia đình và sự thống nhất với sự đồng tình, vui vẻ của hai bên nhà trai và nhà gái. Ngoài ra, lễ vật mang ý niệm về hạnh phúc, sự đủ đầy, thể hiện sự biết ơn của nhà trai đối với công sinh thành dưỡng dục của nhà gái.
Mâm sính lễ đủ đầy, sang trọng thể hiện sự chu đáo, quan tâm của họ hàng nhà trai. Hơn thế, cũng là thành ý, sự tôn trọng biết ơn của nhà trai. Ở một khía cạnh khác, sính lễ được coi là sự đóng góp, giúp đỡ nhà gái trong sự tổ chức và chuẩn bị cho đám cưới. Đây chính là tấm lòng, sự yêu thương, trân trọng dành cho con dâu tương lai và người vợ.
1.2. Nét đặc trưng của sính lễ đám cưới miền Trung với miền bắc và nam
Điểm đặc trưng trong sính lễ đám cưới miền Trung khá đơn giản và không câu nệ vật chất cũng không nặng lễ nghi. Thông thường, đám cưới miền Trung có bốn lễ bắt buộc là trầu cau, bánh phu thê, chè, rượu và nến tơ hồng. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà sính lễ có thể thêm heo quay, nem chả, bánh kem.
Trong đó, mâm trầu cau gồm 105 quả, tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc, thể hiện tình cảm gắn kết vợ chồng răng long đầu bạc. Bên cạnh đó, sính lễ đám cưới miền Trung còn có mâm tiền và vàng.
Đây là phần quà mà nhà chồng dành tặng cho cô dâu làm món quà cưới. Ngoài ra, mâm quả không được lật ngửa nắp với ngụ ý cho thấy lễ vật đã được nhà gái tiếp nhận ngay sau khi nhà trai ra về.
2. Sính lễ đám cưới miền Trung gồm những gì?
Người miền Trung thường không câu nệ về lễ nghi nên rất coi nhẹ về lễ vật, chính vì thế nhà trai hoàn toàn có thể chuẩn bị tráp ăn hỏi đơn giản mà không cần quá cầu kỳ.
2.1. Trầu cau
Đầu tiên trong sính lễ đám cưới miền Trung không thể không kể đến trầu cau, đây là lễ vật khá quan trọng tượng trưng cho tình nghĩa và sự gắn bó keo sơn của vợ chồng. Chính vì thế mà trong sính lễ đám cưới ở bất kỳ vùng nào cũng có miếng trầu, cau được tiêm gọn gàng.
Đặc biệt, sính lễ miền Trung không yêu cầu về số lượng nên nhà trai hoàn toàn chuẩn bị tùy ý, miễn sao có được một mâm lễ đẹp mắt và không quá sơ sài. Trong mâm trầu cau của người Huế còn có thêm gừng và muối, thể hiện cho một lời hứa chung thủy trước ngưỡng cửa hôn nhân hạnh phúc.
2.2. Bánh phu thê (bánh xu xê hoặc bánh su sê…)
Trong đám cưới của người miền Trung, thường sẽ có bánh phu thê để làm lễ vật ăn hỏi thay cho bánh cốm hay bánh chưng, bánh giầy như các vùng miền khác. Bên cạnh đó, bánh phu thê còn tượng trưng cho sự chung thủy của đôi trẻ đi với nhau đi đến hết cuộc đời.
Không những thế, đây còn là một lời hứa hẹn, lời chúc phúc chân tình nhất của nhà trai dành cho nhà gái. Bánh phu thê sẽ được xếp từng cặp với nhau, tượng trưng cho sự song đôi của cô dâu chú rể.
Mâm lễ được bày trí một cách gọn gàng theo số chẵn, đặc biệt người miền Trung không bắt buộc về số lượng nên nhà trai có thể thoải mái chuẩn bị.
2.3. Rượu - chè - thuốc
Rượu, chè và thuốc là các sính lễ đám cưới miền Trung cơ bản, thường mang ý nghĩa tượng trưng, được sắp xếp trong một mâm quả cưới hỏi. Bên cạnh đó, các sính lễ này cũng là cách nhà gái tạo điều kiện cho nhà trai có thể thoải mái hơn trong việc sắp xếp mâm lễ cũng như sính lễ để bày tỏ tấm chân tình của mình.
2.4. Cặp nến tơ hồng
Cặp nến tơ hồng se duyên sẽ là một trong những sính lễ đám cưới miền Trung quan trọng mà nhà trai không thể bỏ qua. Cặp nến được thắp khi làm lễ ăn hỏi, không quá cầu kỳ và nhiều nghi thức. Việc chuẩn bị cặp nến tơ hồng sẽ giúp cử hành hôn lễ không thiếu trước hụt sau.
2.5. Các lễ vật khác
Mặt dù người miền Trung luon quan niệm thách cưới theo điều kiện của gia đình nhà trai nhưng đến thời nay, hầu hết các mâm cỗ trong đám cưới của nhà trai cũng cầu kỳ hơn để tỏ thành ý với nhà gái.
Tùy vào điều kiện nhà trai có thể chọn thêm các lễ vật như lợn quay, tiền sính lễ, nem chả… như lời cảm ơn đến gia đình nhà gái.
3. Trình tự nghi lễ thủ tục lễ cưới hỏi ở miền Trung
Nếu trước kia trong tục cưới hỏi ở miền Trung có đến 6 bước và tiến hành trong suốt 3 năm. Ngay nay, nghi lễ cưới hỏi được rút gọn lại một cách đơn giản hơn rất nhiều. Các lễ nghi phức tạp và cầu kỳ cũng được cắt giảm và lược bỏ đi chỉ còn lại các nghi lễ như sau:
3.1. Lễ dạm ngõ người miền Trung
Lễ dạm ngõ là lễ nghi đơn giản nhất trong tục lễ cưới hỏi ở miền Trung. Tuy nhiên, nghi lễ vô cùng quan trọng, đánh dấu lần gặp mặt chính thức đầu tiên của nhà trai và nhà gái.
Theo tục cưới hỏi, lễ dạm ngõ sẽ được tiến hành khi cặp đôi đã tìm hiểu và có thời gian yêu nhau đủ lâu để quyết định tiến đến hôn nhân. Bên cạnh đó, lễ dạm ngõ sẽ diễn ra khi cặp đôi đều thông báo với bố mẹ đôi bên và được cả hai bên gia đình chấp thuận.
Sau đó, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt và cùng thống nhất với nhà gái để nhà trai sang nhà gái thưa chuyện. Khi được bố mẹ cô gái đồng ý, chàng trai cùng người đại diện của gia đình sang nhà gái, đồng thời mang theo một chai rượu và khay trầu.
Bên cạnh đó, đại diện hai bên gia đình sẽ có những trao đổi và nói chuyện bàn bạc để thống nhất bước tiếp trong lễ cưới sao cho đúng và hợp lý với phong tục cũng như sính lễ đám cưới miền Trung.
3.2. Lễ đính hôn (lễ đám hỏi)
Như đã biết, người miền Trung không đặt quá nặng vật chất mà chỉ cần tôn trọng các nghi lễ. Chính vì thế, sính lễ đám hỏi miền Trung cần chuẩn bị cũng không quá cầu kỳ, đắt đỏ, mà sẽ hướng đến tình cảm nhiều hơn. Tuy nhiên, mỗi bước trong nghi lễ đều đòi hỏi thực hiện một cách nghiêm túc và chuẩn mực.
Ngoài ra, việc ảnh hưởng của truyền thống văn hóa mang đậm dấu ấn của cung đình Huế nên thủ tục đám hỏi miền Trung cũng không quá cầu kỳ, mang đậm văn hóa của cung đình Việt Nam xưa.
Thông thường, lễ đính hôn chỉ cần chuẩn bị 5 mâm lễ cơ bản gồm trầu cau, quả trà, đôi rượu thuốc, bánh kem, nem chả và mâm ngũ quả. Tùy vào từng gia đình thách cưới mà số lượng mâm quả có thể thay đổi sao cho phù hợp.
Ngoài ra, một số gia đình thay thế bánh kem bằng mâm bánh xu xê, được sắp xếp với số chẵn. Đối với mâm trầu cau có thể kết lại thành hình rồng phượng trông đẹp mắt để tăng thêm may mắn và phúc vận cho cặp đôi.
Ngoài ra, nhà trai còn chuẩn bị thêm một tráp nhỏ để đựng tiền lễ đen. Được đặt trên bàn thờ gia tiên nhà gái để kính tổ tiên. Nếu nhà trai có điều kiện hơn có thể thêm khay áo dài, trang sức cho cô dâu…. Trong lễ cưới hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài và đeo trang sức của nhà trai trao tặng rồi chào hỏi họ hàng hai bên.
3.3. Lễ cưới
Lễ cưới là nghi thức quan trọng và ý nghĩa đặc biệt nhất trong thủ tục cưới miền Trung, nhà trai sẽ cử một đoàn đến nhà gái để rước dâu. Lúc này, họ hàn nhà gái sẽ cử người để đón tiếp và đưa cổ dâu đến nhà chồng. Sau đó thực hiện các thủ tục trong lễ cưới.
Ngày giờ lễ cưới sẽ được nhà trai và nhà gái thống nhất từ trước để mọi nghi thức diễn ra một cách thuận lợi. Nếu nhà gái có bày bàn thờ gia tiên nhà trai sẽ mang theo một đôi nên tơ hồng để gắn lên chân nến có sẵn.
Đến giờ đẹp đã điểm, nhà trai sẽ tiến hành thực hiện lễ xin dâu, khi được nhà giá chấp thuận, chú rể sẽ dắt tay cô dâu đưa lên xe hoa và chuẩn bị về làm lễ tại nhà. Lúc này, họ hàng nhà gái cũng lên xe hoa để đưa cô dâu về nhà chồng. Ở nhà trai, lễ đón nhận dâu cũng không quá phức tạp, người chủ trì sẽ làm lễ báo cáo gia tiên với cô dâu chú rể.
Kết thúc buổi lễ, đoàn nhà gái sẽ ra về và chú rể sẽ bưng mâm trầu cau cùng thuốc lá đứng tiễn nhà gái về. Lúc này nhà gái sẽ lấy miếng trầu hoặc điếu thuốc rồi bỏ vào khay tiền với mệnh giá tùy ý để cầu may. Sau 3 ngày, vợ chồng sẽ về thăm mẹ đẻ, một số gia đình có thể cho phép vợ chồng về thăm nhà cô dâu ngay sau thời thời gian lễ cưới hoàn tất.
4. Kinh nghiệm chuẩn bị sính lễ đám cưới miền Trung đầy đủ - chi tiết
Ở bất kỳ vùng miền nào thì thủ tục cưới hỏi cũng là nghi thức vô cùng quan trọng, nhiều người cho rằng tục cưới hỏi cần thực hiện đúng theo tục lệ của cha ông. Dù lễ cưới lớn hay nhỏ thì đều sẽ được chuẩn bị cô cùng kỹ lưỡng. Cô dâu chú rể cần xem xét và tìm hiểu thật kỹ lưỡng các nghi lễ, thủ tục trong đám cưới tại nơi mình ở, đặc biệt là phong tục cưới hỏi hỏi miền trung
Bên cạnh đó, thủ tục cưới hỏi miền Trung thường được làm khá đơn giản, nhanh chóng và không câu nệ vật chất. Đặc biệt là các vật sính lễ gồm những gì, số lượng bày trí cùng các nghi thức thực hiện lễ cưới. Sính lễ miền Trung cũng khá đơn giản và không quá cầu kỳ nên nhà trai có thể thoải mái chuẩn bị theo sự thách cưới của nhà gái.
Như vậy, bài viết phía trên của Trang Kim Luxury đã chia sẻ về sính lễ đám cưới miền Trung một cách chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ bổ mang đến ý nghĩa thiết thực giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục cưới hỏi để thực hiện đúng nghi lễ và chuẩn nhất.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm