Đổ chuông trong những ngày lễ
Giấy Chứng Nhận
Từ xa xưa, việc cưới hỏi luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, vì vậy các tín vật tình yêu như Nhẫn Cưới và Nhẫn Cầu Hôn (Nhẫn Đính Hôn) rất được các cặp đôi chú trọng. Tuy nhiên, hai loại nhẫn này vẫn thường bị nhầm lẫn với nhau, không được phân biệt rõ ràng về mục đích sử dụng.
Nói một cách đơn giản, Nhẫn Cầu Hôn (Nhẫn Đính Hôn) được những chàng trai trao cho người con gái để ngỏ lời "đón nàng về dinh", còn Nhẫn Cưới chính là cặp nhẫn mà cô dâu chú rể trao cho nhau trong hôn lễ, thay cho lời hứa "bên nhau trọn đời".
Về mặt thiết kế, Nhẫn Cầu Hôn (Nhẫn Đính Hôn) thường được đính viên kim cương chủ nổi bật, trong khi đó cặp Nhẫn Cưới thường không có viên chủ, có bề ngoài tương đồng và có thể đính một vài viên kim cương tấm nhỏ trên thân nhẫn.
Để chọn một cặp Nhẫn Cưới phù hợp với mình và người bạn đời, bạn cần cân nhắc đến 3 yếu tố chính là: thẩm mỹ, tài chính và độ tiện dụng.
Tùy vào nhu cầu cá nhân mà chàng và nàng có thể chọn giữa những chiếc nhẫn có thiết kế mảnh mai, đơn giản để đảm bảo sự thoải mái khi sử dụng trong thời gian dài, hoặc đặt riêng những mẫu thiết kế cầu kỳ để tôn vinh tình yêu viên mãn.
Chất liệu, độ nguyên chất của kim loại, tính phức tạp của thiết kế, nhẫn có đính kim cương hay không sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành của chiếc nhẫn, vậy nên sự thống nhất, đồng thuận với nửa kia về món trang sức gắn bó cả đời sẽ là điều cần thiết trước khi đưa ra quyết định quan trọng.
Việc lựa chọn chất liệu cho Nhẫn Cưới phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích và gout thẩm mỹ cá nhân. Một chiếc Nhẫn Cưới trang trọng cần được nâng niu trong ổ nhẫn chất liệu cao cấp và mỗi chất liệu lại mang một hiệu ứng màu sắc khác nhau.
Nhẫn vàng trắng và bạch kim mang nét cổ điển, thanh lịch vượt thời gian; nhẫn vàng kim phô toả nét sang trọng, quý phái còn nhẫn vàng hồng đánh dấu nét hiện đại đầy lãng mạn.
Ngoài ra, xu hướng kết hợp hai màu sắc chất liệu khác nhau như vàng trắng và vàng hồng đang dần được ưa chuộng, biến chiếc nhẫn thành điểm nhấn trang sức độc đáo, riêng biệt.
Có một vài cách để bạn xác định được kích thước cho cặp Nhẫn Cưới của mình.
Nếu bạn đang có sẵn một chiếc nhẫn vừa vặn, bạn có thể đối chiếu nó với bảng size nhẫn tiêu chuẩn có tại cửa hàng, rồi sau đó lựa chọn kiểu dáng và chất liệu mong muốn để đảm bảo sự thoải mái khi đeo.
Bạn cũng có thể thử đo size thủ công tại nhà bằng cách đo chiều dài vòng quanh ngón tay đeo nhẫn, lấy số đo đó chia cho 3.14 sẽ ra đường kính của nhẫn, rồi sau đó so sánh với bảng size nhẫn thông dụng.
Để thuận tiện cho sinh hoạt và công việc hàng ngày, Nhẫn Cưới thường được đeo cùng với bàn tay đeo Nhẫn Cầu Hôn (Nhẫn Đính Hôn) - ngón áp út của bàn tay trái.
Theo quan niệm La Mã từ xa xưa và quan điểm y học hiện đại, ở ngón tay áp út có nhiều mạch máu và dây thần kinh nối thẳng đến trái tim - cũng chính là nơi duy trì sự sống của con người. Chiếc nhẫn trên ngón áp út là cầu nối gắn kết hai trái tim yêu nhau, ghi dấu những nhịp đập đồng điệu của tình yêu đôi lứa thuỷ chung, son sắt.
Tuy nhiên, cũng có những người sẽ chuộng đeo Nhẫn Cưới ở ngón giữa, đặc biệt là nam giới. Vậy nên, thực tế việc chọn đeo Nhẫn Cưới ở ngón nào thường phụ thuộc vào sở thích và thói quen cá nhân, bởi bản thân chiếc nhẫn lấp lánh đã là minh chứng cho một mái ấm hạnh phúc, vẹn tròn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm