Kim Cương Có Mấy Loại? Loại nào có giá trị/dễ mất giá nhất?

Kim Cương Có Mấy Loại? Loại nào có giá trị/dễ mất giá nhất?

Kim cương là thứ trang sức xa xỉ, chứa đựng nhiều ý nghĩa và chiều sâu giá trị, nhưng thực tế không phải loại kim cương nào cũng giống nhau. Một người tiêu dùng thông thái sẽ trả lời được câu hỏi: ''Kim cương có mấy loại?'' để viên đá quý được tỏa sáng theo đúng giá trị của nó. Hãy cùng Trang Kim Luxury tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này.

Kim cương có mấy loại? Loại nào là giá trị nhất?

Kim cương có mấy loại? Loại nào là giá trị nhất?

1. Bản chất kim cương có mấy loại?

1.1. Kim cương tự nhiên

Giữa vô vàn loại đá quý lấp lánh, kim cương vẫn luôn được biết đến với tên gọi kiêu hãnh ''Vua của các loại đá quý'', thuộc nhóm ''Ngũ hoàng nhất hậu'' gồm những loại đá quý hiếm và giá trị nhất trên thế giới.

Từ những nơi sâu thẳm của Trái Đất, dưới nhiệt độ và áp suất khắc nghiệt, các tinh thể Carbon với cấu trúc phân tử đặc biệt đã hình thành nên những khối kim cương long lanh nhất, tinh khiết nhất. Không phải tự nhiên mà câu nói truyền cảm hứng ''Áp lực tạo nên kim cương'' lại được ưu ái dành riêng cho loại đá này.

Quá trình khai thác kim cương vô cùng phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao, vậy nên chỉ có một số ít đơn vị uy tín trên thế giới được cấp phép khai khoáng kim cương thô và phân phối ra thị trường. Sự khó khăn và kì công trong công đoạn khai thác là một trong những yếu tố góp phần nên giá trị cao của kim cương thiên nhiên.

Kim cương Cullinan I và II - Hai trong những viên kim cương đắt nhất thế giới, có trọng lượng lên tới 530.4 carat và được định giá 4 triệu USD

Kim cương Cullinan I và II - Hai trong những viên kim cương đắt nhất thế giới, có trọng lượng lên tới 530.4 carat và được định giá 4 triệu USD

Kim cương tự nhiên được ưa chuộng vì những tính chất đặc biệt không giống với bất cứ loại đá quý nào khác. Sở hữu độ cứng hoàn hảo, màu sắc đa dạng từ trong suốt đến những phổ màu rực rỡ cùng ánh sáng lấp lánh, huyền ảo; kim cương tự nhiên là kết tinh của cái đẹp hoàn mỹ và đẳng cấp sang trọng. Kim cương còn mang nguồn năng lượng kì diệu của tình yêu vĩnh cửu, may mắn và quyền lực, khiến loại đá quý này trở thành niềm khao khát của tất cả những ai hướng tới cái đẹp, mong cầu cuộc sống tốt lành.

Kim cương tự nhiên mang nhiều màu sắc quý hiếm

Kim cương tự nhiên mang nhiều màu sắc quý hiếm

Chính vì những điều đó mà kim cương tự nhiên có giá thành cao, xứng đáng với chất lượng và giá trị mà nó mang lại. Một viên kim cương tự nhiên 1 carat đáp ứng đủ những tiêu chuẩn cao cấp nhất về chất lượng sẽ có giá dao động từ 250,000,000 VNĐ cho đến 315,000,000 VNĐ, tuỳ thuộc vào thời điểm, khu vực và thương hiệu phân phối.

1.2. Kim cương nhân tạo

Kim cương có mấy loại bên cạnh kim cương tự nhiên? Phổ biến và thông dụng nhất là kim cương nhân tạo. Đây là loại kim cương ra đời từ phòng thí nghiệm, mô phỏng trong môi trường, nhiệt độ, áp suất giống với tự nhiên. Quá trình này chỉ diễn ra trong vòng vài tuần, ít hơn rất nhiều so với hàng tỷ năm hình thành kim cương thiên nhiên. Về cơ bản, kim cương nhân tạo có những tính chất vật lý và hoá học giống với kim cương tự nhiên. Tuy nhiên, độ cứng của kim cương nhân tạo thường không ổn định, cao nhất ở mức 8.5/10 trên thang đo độ cứng Mohs, không thể sánh bằng độ cứng tuyệt đối 10/10 của kim cương tự nhiên.

Khi mới ra đời, kim cương nhân tạo có giá thành cao hơn kim cương tự nhiên khoảng 30% do sự kỳ công trong quá trình chế tạo. Khi xã hội phát triển, sự tiến bộ về công nghệ đã thúc đẩy việc sản xuất kim cương nhân tạo hàng loạt với mức giá hợp lý hơn. Bên cạnh đó, số lượng mỏ kim cương tự nhiên ngày càng khan hiếm tiếp tục củng cố giá trị của kim cương thiên nhiên, cao hơn kim cương nhân tạo 50-60% và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

 Kim cương nhân tạo mô phỏng gần như hoàn hảo kim cương tự nhiên

 Kim cương nhân tạo mô phỏng gần như hoàn hảo kim cương tự nhiên

Xét về giá trị đầu tư, kim cương tự nhiên có thể được bán lại với mức giá cao, tối thiểu 50% so với giá trị ban đầu. Ngược lại, kim cương nhân tạo gần như không thể được thu hồi, vậy nên kim cương thiên nhiên vẫn được coi là một khoản đầu tư an toàn và lâu dài, có xu hướng giữ giá trong lạm phát và tăng giá trong tương lai khi nguồn cung ngày càng trở nên khan hiếm hơn.

2. Kim cương có mấy loại - Loại nào giá trị nhất?

Giá trị của một viên kim cương không chỉ nằm ở giá trị kinh tế, mà còn là giá trị sử dụng của nó. Một viên kim cương đắt tiền nhưng không phù hợp với phong cách của bạn cũng không thể phát huy hết giá trị vốn có. Để trả lời câu hỏi kim cương có mấy loại, loại nào giá trị nhất, bạn cần lưu ý phân loại theo những yếu tố sau.

2.1. Giá trị thẩm mỹ theo giác cắt

Một yếu tố cơ bản để phân loại kim cương là hình dáng, tuỳ hình dáng khác nhau sẽ phù hợp với những mục đích sử dụng và phong cách khác nhau. Hiện nay trên thị trường có 9 dáng kim cương phổ biến.

9 dáng kim cương phổ biến, phù hợp với đa dạng phong cách

9 dáng kim cương phổ biến, phù hợp với đa dạng phong cách

  • Round – Hình tròn: Là dáng kim cương phổ biến nhất, có khả năng tận dụng tối đa ánh sáng để mang lại vẻ ngoài rực rỡ cho viên kim cương. Hình tròn thường biểu trưng cho tính liên tục và sự vĩnh cửu, gợi lên cảm hứng lãng mạn, cổ điển, chân thành và đáng tin cậy.
  • Princess – Hình vuông góc nhọn: Chủ yếu dùng trong các mẫu nhẫn đính hôn. Bên cạnh đó, vẻ ngoài góc cạnh của nó phù hợp với những người có cá tính mạnh mẽ, phóng khoáng, dám tự tin thể hiện cái tôi.
  • Radiant – Hình chữ nhật với các góc được bo tròn: Thiết kế này vừa cổ điển vừa hiện đại, cân bằng lại nét nữ tính, mềm mại cho những ai ưa thích kim cương dáng Princess.
  • Emerald – Hình chữ nhật xếp tầng: Cho phép người dùng quan sát bên trong viên kim cương để khoe trọn vẹn độ tinh khiết của nó. Kim cương Emerald toát lên nét thanh lịch, tinh tế, phù hợp với những người biết thể hiện giá trị bản thân một cách kín đáo không phô trương.
  • Asscher – Hình vuông xếp tầng: Cuốn hút bởi chiều sâu của vô vàn tấm gương trong suốt tỏa ra từ tâm. Cấu trúc xếp lớp biểu thị sự ngay thẳng, một trái tim và tâm hồn rộng mở, chính trực. Kiểu dáng này được chế tác riêng cho vua Edward đệ Nhị, phù hợp với những người toát lên khí chất sang trọng, quý phái.
  • Marquise – Hình hạt thóc: Mang hiệu ứng thị giác đặc biệt khiến viên kim cương trông lớn hơn so với kích cỡ thật của nó. Chính vì vậy, dáng kim cương này chú trọng đến sự hào nhoáng, xa hoa bên ngoài, hướng đến một cuộc sống đủ đầy, dư giả về vật chất.
  • Pear - Hình quả lê hay hình giọt nước: Có bề ngoài khá độc đáo, hiện đại. Kim cương dáng giọt nước gợi lên nét tính cách độc lập, táo bạo, vì vậy thường được ưa chuộng bởi những người mạnh mẽ, đặt tiêu chuẩn và kỉ luật cao cho bản thân và những người xung quanh.
  • Oval – Hình bầu dục: Được ứng dụng làm mặt dây chuyền với khả năng phản quang tốt. Dáng kim cương Oval có sự sáng tạo so với dáng tròn truyền thống, phản ánh nét đẹp cổ điển, vững chắc và đáng tin cậy.
  • Heart – Hình trái tim: Biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn. Những người lựa chọn kim cương trái tim thường mang một tâm hồn phong phú, nhiều cảm xúc. Họ ưu tiên cái đẹp, coi trọng những rung cảm mạnh mẽ và ngọt ngào của một trái tim tràn đầy nhựa yêu.

2.2. Giá trị kiểm định

Sau khi đã tìm được viên kim cương phù hợp với nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ, điều tiếp theo cần chú ý là chất lượng kim cương theo quy chuẩn kiểm định toàn cầu. Chất lượng của một viên kim cương được đánh giá bằng tiêu chí 4C cơ bản. Đây là khung đánh giá kim cương của GIA - Viện Đá quý Hoa Kỳ, bao gồm 4 yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ hoạt động trao đổi, giao dịch kim cương nào.

2.2.1. Color - Màu sắc

Hay còn gọi là nước màu của kim cương, được kí hiệu theo chữ cái từ D đến Z, với màu D là nước màu cao cấp nhất, trong suốt không pha lẫn các ánh màu khác, giảm dần xuống nước màu Z hơi ngả vàng hoặc nâu nhẹ. Những viên kim cương có nước màu càng trong thì càng quý hiếm và có giá trị cao.

Thang đo nước màu kim cương

Thang đo nước màu kim cương

2.2.2. Clarity - Độ tinh khiết

Biểu thị độ trong, sạch, không lẫn các tạpchất bên trong và khiếm khuyết bên ngoài bề mặt kim cương. Kim cương FL có độ tinh khiết hoàn mỹ tuyệt đối, chỉ chiếm 1% tổng lượng kim cương trên thế giới, ở các cấp độ thấp và phổ biến hơn lần lượt có IF, VS, VVS, SI và I. Kim cương càng tinh khiết thì càng được săn đón và có giá càng cao.

Kim cương càng tinh khiết càng quý hiếm

Kim cương càng tinh khiết càng quý hiếm

2.2.3. Cut - Giác cắt

Chất lượng của viên kim cương được quyết định bởi cách viên kim cương đó tương tác với ánh sáng từ môi trường bên ngoài. Sự hài hòahoà trong kết cấu, cân đối về tỉ lệ giác cắt ảnh hưởng trực tiếp đến độ sáng, độ khúc xạ và ánh lửa của viên kim cương. Tay nghề và công nghệ càng tinh xảo thì giác cắt kim cương càng kì công và xuất sắc, tác động lớn đến giá thành của viên kim cương.

5 cấp độ đánh giác giác cắt kim cương

5 cấp độ đánh giác giác cắt kim cương

2.2.4. Carat - Trọng lượng

Đơn vị đo trọng lượng tiêu chuẩn của đá quý. Viên kim cương 1 carat thông thường có kích thước trung bình là 6,5mm hay 6,5 ly, giúp người mua dễ dàng tưởng tượng kích thước của viên kim cương. Khối lượng carat tỉ lệ thuận với giá trị và độ quý hiếm của kim cương.

Kích cỡ quyết định giá trị kim cương

Kích cỡ quyết định giá trị kim cương

''Kim cương có mấy loại?'' là câu hỏi quan trọng giúp người mua hiểu rõ giá trị của món tài sản đắt giá mình sở hữu. Nếu còn băn khoăn lựa chọn loại kim cương xứng đáng nhất với bản thân, hãy thử trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, cá nhân hóa khác biệt tại Trang Kim Luxury. Cam kết chỉ cung cấp kim cương chất lượng tuyệt mỹ, đầy đủ chứng nhận GIA quốc tế, Trang Kim Luxury tự hào khẳng định vị thế trên thị trường, mang sứ mệnh trao gửi: Kim cương thật - Giá trị thật!

Bình Luận & Đánh giá
0 bình luận, đánh giá về Kim Cương Có Mấy Loại? Loại nào có giá trị/dễ mất giá nhất?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.05533 sec| 1043.898 kb